THÔNG TIN HỮU ÍCH

THÔNG TIN HỮU ÍCH

TEU là gì? Những điều cần biết về TEU trong vận tải đường biển

Nếu bạn là một người làm trong ngành vận tải biển thì chắc chắn sẽ biết đến TEU. Đây được xem là đơn vị đo sức chứa hàng hóa hàng hóa của một container. Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng TEU còn được dùng để đánh giá năng lực vận hàng hóa và xác định cách thức hoạt động của các cảng giao thông vận tải. Vậy bạn đã biết đơn vị TEU là gì? Những điều cần biết về TEU trong vận tải đường biển. Hãy cùng caimepgroup.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 
 

TEU là gì?

Teu container là gì? TEU là cụm từ viết tắt của twenty-foot equivalent units trong tiếng Anh, tức tương đương 20 feet là đơn vị đo lường sức chứa hàng hóa theo container (có thể hiểu đơn giản teu là trọng tải hoặc công suất teu). Bên cạnh đó, một container tiêu chuẩn sẽ có chiều dài tương ứng là 20 feet * chiều rộng 8 feet * chiều cao 8,5 feet.  

Khái niệm TEU là gì?

TEU là một cụm từ viết tắt  twenty-foot equivalent units trong tiếng Anh 

Có 3 loại container phổ biến làm tiêu chuẩn hiện nay là cont 20ft, 40ft, 45ft. Tính ra cho một TEU tương ứng với khoảng 33.2m3 thể tích, tương ứng với 1 cont có kích thước 40 feet được quy định bằng 2 TEU.

Ngoài ra, TEU còn là một đơn vị hàng hóa, trong đó cứ 1 TEU = container 20ft. Người ta thường sử dụng đơn vị TEU nhiều trong những chuyến vận chuyển hàng hóa có quy mô lớn. Ngoài đơn vị TEU, ta còn được sử dụng thêm đơn vị FEU tương ứng với 2 TEU = 1 FEU.   

Đọc đến đây chắc hẳn các bạn cũng đã biết TEU đọc là gì rồi đúng không? Phần nội dung tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu TEU là gì trong logistics nhé!

TEU là gì trong logistics

TEU được bắt nguồn từ ngành vận tải container. Chúng có nguồn gốc đầu tiên dựa vào việc các container vận chuyển theo đúng tiêu chuẩn hóa đơn vị do ông Malcolm McLean sáng lập ra.

Việc áp dụng TEU trong ngành vận tải biển là một bước tiến mới, có thể xem đây là một bước đột phá mới. Nhờ đó, chúng ta có thể dễ dàng đo lường năng lực chuyên chở của mỗi con tàu container, cũng như giúp xác định được lượng hàng hóa khi đi qua mỗi cảng biển.

Trong quá trình làm báo cáo thống kê hàng hóa TEU còn được sử dụng làm đơn vị đo lường tiêu chuẩn và còn có nhiều công dụng khác nhau. Bên cạnh đó, nhờ có đơn vị đo lường này mà nhiều hãng vận tải có thể xác định được mức tải tối đa của phương tiện vận chuyển cũng như tạo điều kiện cho việc vận chuyển container dễ dàng thành từng cụm. Từ đó, các tiêu chuẩn trong vận tải dần thay đổi, chủ yếu là các phần trao đổi các thành phần của xe tải có cùng kích thước và hình dạng.     

>>>Xem thêm: Container 20 feet chở được bao nhiêu tấn hàng hóa                                                            

Đặc điểm về TEU là gì?

Hiện nay, tàu có nhiều kích cỡ khác nhau, chính vì vậy, đơn vị của TEU cũng được sử dụng phổ biến và chủ yếu là dùng đo kích thước của tàu vận chuyển. Ví dụ minh họa: Các con tàu lớn nhất thế giới thường có kích cỡ và sức chứa có thể lên đến 14.000 TEU. Tàu trung chuyển nhỏ hơn thì cũng có kích thước từ 120 đến 1000 TEU.

TEU là gì?

TEU được sử dụng phổ biến và chủ yếu để đo kích thước

Dưới đây là các mức phân loại tàu theo sức chứa tàu:

  • Small feeder: Có thể lên đến 1000 TEU.

  • Feeder : từ 1000 đến 2000 TEU.

  • Feeder max: từ 2000 đến 3000 TEU.

  • Panamax vessels: từ 3000 đến 5000 TEU.

  • Post Panamax vessels: từ 5000 đến 10000 TEU.

  • New Panamax vessels: từ 10.000 đến 14.500 TEU.

  • Ultra Large container vessels: 14.500 TEU trở lên.
     

Hiện nay trên thế giới, tàu container lớn nhất (Ever Alot) thuộc về hãng tàu EVERGREEN của Đài Loan . Với các thông số kỹ thuật như sau: dài 400 m , rộng 61.5 m có sức chứa hơn 24.000 TEU. Kinh phí để xây con tàu là 145 triệu USD.
 

Vai trò của TEU trong ngành logistics là gì? 

Trong vận tải biển, đơn vị TEU được đóng vai trò rất quan trọng và nổi bật như sau:

Sử dụng TEU để tiêu chuẩn hóa các đơn vị của container

Khi Malcolm McLean sáng chế ra container thì kích thước của nó là 35 feet. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh của ông cũng cung cấp một công cụ vận chuyển hàng tương tự như vậy nhưng kích thước của nó chỉ có 24 feet. Với sự chênh lệch này đã khiến cho chính phủ của Hoa Kỳ cảm thấy rất khó khăn trong việc quản lý. Sau đó họ đã tìm cách và chuẩn hóa lại đơn vị. 

Năm 1986, sau hai vòng tiêu chuẩn hóa của ISO, container 20ft và 40ft được lựa chọn làm kích thước tiêu chuẩn, lúc này 20ft tương đương với một TEU và chúng được sử dụng phổ biến như hiện nay.

Đơn vị TEU được dùng khi nào và ở đâu?

Với cách định nghĩa TEU như đã trình bày ở trên, ta có thể hiểu TEU là cụm từ viết tắt được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực VẬN TẢI - DỊCH VỤ HẬU CẦN CONTAINER . Dưới đây là một số ví dụ chứng minh cho việc sử dụng từ TEU trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội.

Dùng TEU để tính sức tải và công suất của tàu 

Ngoài việc sử dụng làm đơn vị đo, TEU còn chỉ cho kích cỡ tiêu chuẩn kích cỡ, công suất và sức tải của tàu biển. Năng lực của tàu sẽ được phân loại dựa theo kích cỡ của tàu.

Dùng TEU để năng lực và công suất xếp dỡ của các bến bãi, depot container

Tất cả các hãng tàu khi tìm kiếm dịch vụ hậu cần về lĩnh vực container như công suất bến bãi container, năng lực giải phóng hàng, thì điều đầu tiên HỌ quan tâm là công suất chứa của depot là bao nhiêu TEU ? khả năng xếp dỡ của thiết bị là bao nhiêu TEU trên 1 giờ.

>>>Xem thêm: Cách kiểm tra số container online nhanh và chính xác nhất

Tìm hiểu đo lường trọng tải container bằng đơn vị TEU

Đơn vị TEU được sử dụng để đo kích thước của tàu container hay nói cách khác chúng còn dùng để đo lường sức chứa của một con tàu cụ thể. Vậy trọng lượng có thể được tải bên trong một container 20 feet là bao nhiêu? Cùng nhau tìm hiểu nhé!
 

Đơn vị đo lường TEU

Tìm hiểu đo lường trọng tải container bằng đơn vị TEU
 

Thông thường, các công ty vận tải thường giao nhận và vận chuyển  xếp hàng hóa  lên đến 25000 kg trong một TEU và thùng rỗng nặng khoảng 2280kg (2,28 tấn). Do đó, tổng trọng lượng của một container 20 feet sẽ là 27280 kg tương đương với 27,28 tấn.

Kích thước container 

   TEU   

   Trọng lượng container rỗng (tấn)   

   Trọng lượng container mặc định (tấn)   

 20' ST TEU 8'6'' + 20' HC 

1

2

27

40' ST FFE 8'6''

2

4

32

40' HC FFE 9'6'' + 45'

2.25

4.5

32

 

Mét khối (CBM - Cubic meter) là một đơn vị tiêu chuẩn được dùng để đo khối lượng vận chuyển hàng hóa. Nếu chúng ta nhìn vào khối lượng tổng thể mà một container cơ bản 20 feet có thể thực hiện được khoảng 33 CBM.
 

Phân biệt 2 đơn vị vận tải TEU và FCU

Dưới đây là bảng phân biệt chi tiết về 2 đơn vị TEU và FCU được sử dụng phổ biến trong ngành vận tải biển như sau: 
 

 

   TEU (Twenty Foot Equivalent)   

   FEU ( Forty Foot Equivalent)   

Kích thước bên ngoài

20' x 8' x 8,5'

40' x 8' x 8,5'

Kích thước bên trong

19' 5'' x 7' 8''  x 7' 9.5''

39' 6.5'' x 7' 8'' x 7' 9.5''

Chiều cao cửa

2.27 m

 Thể tích chứa hàng tối đa 

33.2 CBM

67.7 CBM

Số lượng Pallet

9 - 11

20 - 24

TEU : FEU

2 TEUs = 1 FEU

 

Trên đây là toàn bộ thông tin về TEU là gì? Những điều cần biết về TEU trong vận tải đường biển. Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức chuyên môn về TEU trong ngành vận tải biển. Nếu như bạn có vấn đề gì thắc hãy để lại bình luận tại bài viết dưới đây caimepgroup.com sẽ giải đáp nhanh chóng cho bạn nhé!

Thông tin khác

Thời gian nên bảo dưỡng kho lạnh để đảm bảo hiệu quả về công suất

Thời gian nên bảo dưỡng kho lạnh để đảm bảo hiệu quả về công suất

Doanh nghiệp lưu ý bảo dưỡng và bảo trì định kỳ kho lạnh để đảm bảo kho hoạt động tốt, nâng cao năng suất, tuổi thọ và tránh trường hợp xấu có thể xảy ra.

Bí kíp giúp xử lý tình trạng đóng băng ở trong kho lạnh hiệu quả

Bí kíp giúp xử lý tình trạng đóng băng ở trong kho lạnh hiệu quả

Kho lạnh sau một khoảng thời gian sử dụng sẽ xảy ra một số vấn đề làm cho người tiêu dùng lo lắng và tình trạng đóng băng là hiện tượng phổ biến nhất.

Tại sao nên lắp kho lạnh bảo quản thay thế tủ lạnh và tủ đông?

Tại sao nên lắp kho lạnh bảo quản thay thế tủ lạnh và tủ đông?

Kho lạnh được lắp đặt, thiết kế và sử dụng hệ thống dàn lạnh công nghiệp với nhiệt độ lạnh thích hợp để có thể điều chỉnh nhiệt độ bảo quản tốt hơn.

Bảo quản bia hơi bằng kho lạnh giúp lưu giữ hương vị trọn vẹn

Bảo quản bia hơi bằng kho lạnh giúp lưu giữ hương vị trọn vẹn

Kho lạnh bảo quản bia hơi sẽ giúp lưu giữ được hương vị, đảm bảo mang lại cho người tiêu dùng loại bia tươi ngon và chất lượng nhất.

Những thông số và yêu cầu chi tiết khi tiến hành thiết kế kho lạnh

Những thông số và yêu cầu chi tiết khi tiến hành thiết kế kho lạnh

Bạn muốn thiết kế một hệ thống kho lạnh vận hành trơn tru thì việc xem xét thật kỹ các thông số và đảm bảo những yêu cầu chi tiết là hết sức quan trọng.

Kho lạnh trữ đông và những điều cần biết khi sử dụng kho lạnh

Kho lạnh trữ đông và những điều cần biết khi sử dụng kho lạnh

Kho lạnh trữ đông quan trọng trong bảo quản hàng hóa và giữ các mặt hàng duy trì tối đa thời gian sử dụng với sự tươi ngon và chất lượng như ban đầu.