Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng tìm kiếm một giải pháp kho lạnh chất lượng giúp lưu trữ một số lượng lớn các sản phẩm liên quan đến nông nghiệp, dược phẩm, thủy sản,...cho các cửa hàng tại doanh nghiệp của mình. Kho lạnh chính là một giải pháp tuyệt vời giúp doanh nghiệp giải quyết các nỗi lo về lưu trữ hàng hóa lâu dài. Vậy, bạn có bao giờ thắc mắc quy trình lắp đặt kho lạnh được thực hiện như thế nào hay không? Bạn hãy cùng Cái Mép tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!
Kho lạnh là gì ?
Kho lạnh là một trong những không gian có kết cấu bảo ôn. Không gian này được trang bị thêm hệ thống máy lạnh, dàn lạnh, cấp đông, máy làm mát để thực hiện quá trình lưu trữ hàng hóa một cách lâu dài với nhiệt độ thấp và giữ cho chất lượng tốt nhất. Các loại thực phẩm tươi sống, thủy hải sản, nông sản hay các loại rau củ quả là những loại thực phẩm dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường nhiệt độ từ bên ngoài. Chính vì thế, khi sử dụng kho lạnh cần phải có một biện pháp tối ưu giúp cho doanh nghiệp tránh khỏi tình trạng bị hư hỏng hàng hóa.
Kho lạnh là gì ?
Giải pháp kho lạnh thường sử dụng rộng rãi tại các khu công nghiệp, kho xưởng hay nhà máy chế biến. Từ đó, kho lạnh ngày càng khẳng định vị thế quan trọng trong quá trình sản xuất và kinh doanh.
Quy trình lắp đặt kho lạnh đầy đủ và chính xác nhất
Bước 1: Chuẩn bị địa điểm, mặt bằng nền và độ bằng phẳng của mặt nền kho lạnh
Ở bước 1 các doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện khâu chuẩn bị bằng các công việc dưới đây:
- Tiến hành kiểm tra mặt phẳng của nền kho lạnh bằng cách sử dụng các dụng cụ để đo đạc như ti ô nước.
- Thực hiện việc chỉnh sửa các vị trí không phù hợp hoặc các vị trí có độ cao thấp sai lệch từ 5mm trở lên. Doanh nghiệp tiến hành khắc phục sai lệch nếu được để giúp cho việc tránh khỏi tình trạng khó khăn cho việc lắp khung Panel.
Chuẩn bị địa điểm, mặt bằng nền và độ bằng phẳng của mặt nền kho lạnh
Một số điểm cần lưu ý ở khâu chuẩn bị mặt bằng nền
Thông thường thì thời gian để bảo quản một sản phẩm trong kho lạnh thường sẽ kéo dài. Nhiệt độ lạnh được truyền qua hệ thống có kết cấu cách nhiệt xuống nền đất và đọng lại thành những giọt nước li ti. Quá trình này tích tụ trong một khoảng thời gian dài sẽ làm mất mỹ quan cho công trình và phá vỡ hệ số dẫn nhiệt của các vật liệu cách nhiệt.
Chính vì thế, trước khi chúng ta bắt đầu thực hiện thi công lắp đặt kho lạnh thì các doanh nghiệp nên thiết kế, xây dựng thêm con lươn nền để tạo ra các khoảng trống giữa tấm cách nhiệt với mặt đất và có thể được dùng làm khung đỡ. Các con lươn thông gió sẽ được đổ bằng bê tông hay được xây bằng các gạch thẻ có độ cao khoảng 100mm - 200mm.
Bước 2: Lắp đặt khung bao phủ và vách của kho lạnh
Hệ thống khung treo trần
Hệ thống này dành cho các kho lạnh có kích thước lớn: áp dụng với chiều dài Panel trần ≥ 3.6
- Panel trần kho lạnh có cấu trúc bao gồm các thanh thép tròn phi 34 & phi 27 được hàn với nhau với kết cấu khung dầm bê tông được đặt ở trên khung dàn treo trần trong kho đông lạnh.
- Doanh nghiệp tiến hành kiểm tra về độ chắc chắn và độ cao của khung đã phù hợp với độ cao được phủ bì trong kho lạnh hay chưa.
- Sau đó doanh nghiệp tiến hành xác định các vị trí cần phải được treo móc, lắp đặt hệ thống treo trần theo đúng chuẩn bản thiết kế được đưa ra.
Hệ thống khung treo trần kho lạnh
Lắp đặt Panel
Trong công đoạn lắp đặt Panel của kho lạnh, các doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện một số công việc sau:
- Panel kho lạnh được hiểu là các tấm phiên cách nhiệt dạng PU được đun với lớp mạ đồng đều và kết dính 2 mặt bởi Tole chống gỉ ColoBond.
- Trong quá trình lắp Panel, doanh nghiệp phải luôn đảm bảo kỹ thuật khi phải được hở 2 gờ tole của phần ghép panel.
- Khi lắp đặt Panel chúng ta sẽ có 3 liên kết Panel chính ở trong kho bao gồm tường - trần, tường - tường, tường - nền.
Hiện nay, trên thị trường bán 2 loại panel chính đó chính là Panel Pu (sử dụng đối với kho âm sâu) và Panel EPS.
Đối với các loại vật liệu Panel PU sẽ được thiết kế bằng các tấm cách nhiệt PU có tỷ trọng lên đến 40kg/m³. Các tấm Panel sẽ được liên kết với nhau bằng loại khóa Camlock. Nếu trong trường hợp doanh nghiệp không sử dụng khóa Camlock thì chúng ta có thể thay thế bằng các tấm mộng âm dương và được gia cố bằng các thành hình V (ke góc).
Đối với Panel EPS: Các tấm Panel EPS được liên kết lại với nhau bằng mộng âm dương. Các góc cạnh giữa Panel trần và tường được gia cố với nhau bằng các thanh chữ V làm tăng cường độ cứng và chắc cho kho lạnh.
Lắp đặt Panel kho lạnh
Một số lưu ý trong quá trình lắp đặt tấm Panel
- Tiến hành lắp Panel tường và Panel trần cùng một lúc.
- Trong suốt quá trình lắp đặt doanh nghiệp lưu ý sử dụng các thanh hình V tole có kích thước 40 x 40 x 2 mm và độ dài là 200 mm bắn rivet cố định vào vị trí mặt trong và mặt ngoài của các mối ghép của từng cặp tấm Panel nhằm đảm bảo các liên kết chặt chẽ giữa tấm Panel tường và trần.
- Đảm bảo được mật độ khe hở giữa 2 tấm Panel từ 3 đến 5mm trong suốt quá trình lắp ráp. Các khóa Camlock với đầu (-) và dương (+) liên kết siết chặt vào nhau.
Bước 3: Lắp đặt cửa kho lạnh
Các kho lạnh hiện nay được thiết kế với 2 loại cửa chuyên dụng là cửa bản lề và cửa trượt đảm bảo phù hợp với mọi không gian và nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Cửa bản lề
- Doanh nghiệp sử dụng cửa bản lề cần phải đảm bảo các khóa và bản lễ được lắp ráp một cách chắc chắn và bền vững.
- Các gioăng lạnh yêu cầu phải kín và đảm bảo tuyệt đối không làm thoát hơi lạnh ra bên ngoài.
- Các thiết bị điện trở sưởi luôn ở trong trạng thái hoạt động tốt khi kho lạnh vận hành.
- Trong quá trình lắp đặt cửa mở ra và đóng vào không được để bị lệch và phải di chuyển dễ dàng.
Cửa bản lề kho lạnh
Cửa trượt
- Cửa trượt có cơ cấu vững chắc giúp việc trượt qua trượt lại thật dễ dàng và nhanh chóng.
- Các tay đẩy phải được thiết kế thật chắc chắn.
- Thiết bị điện trở sưởi đảm bảo phải hoạt động tốt.
Bước 4: Thực hiện lắp đặt hệ thống lạnh trong kho lạnh
Lắp đặt hệ thống dàn ngưng trong kho lạnh cần phải chú ý những điểm sau đây:
- Việc lắp đặt dàn ngưng phải đúng với kỹ thuật và các bản thiết kế đã được bố trí.
- Cụm máy phải được để trên các dàn khung sắt hoặc các móng bê tông với độ cao trong khoản từ 150m trở lên. Điều này sẽ đảm bảo cho máy móc hoạt động mà không bị hư hỏng. Các khung hoặc móng đều phải có rãnh thoát nước.
- Dàn ngưng giải nhiệt gió nên được đặt cách tường tối thiểu khoảng 300mm.
- Dàn ngưng giải nhiệt nước lắp đặt với 2 đầu dàn ngưng vod khoảng cách tối thiểu là trên 500mm.
- Lắp đặt dàn ngưng phải có bao che hoặc lắp đặt các máy che cho cụm đặt máy, bơm nước giải nhiệt khi doanh nghiệp lựa chọn đặt máy ở ngoài trời.
Thực hiện lắp đặt hệ thống lạnh trong kho lạnh
Bước 5: Lắp đặt tủ điện điều khiển và hệ thống điện cho kho lạnh
- Hệ thống điện của kho lạnh phải được lắp đúng với kỹ thuật và được bố trí theo bản thiết kế nguyên lý điện. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần lưu ý kích cỡ dây phải thật chuẩn xác, nên kiểm tra độ dài của dây trước khi thực hiện cắt.
- Tủ điện phải được lắp đặt ở những nơi khô thoáng không bị ẩm ướt và tiện lợi cho việc đi lại và vận hành.
- Dây điện phải được đi trong ống điện và sắp xếp một cách ngay ngắn và cố định bằng các vị trí dây rút.
- Đường dây điện sẽ không được đi qua các nguồn phát điện cao và được lắp đặt sao cho không để nước được ngưng đọng ở trong ống.
- Thực hiện đánh số các vị trí dây để tránh trường hợp bị nhầm lẫn.
Bước 6: Hoàn thiện, vận hành thử và kiểm tra nghiệm thu lắp đặt
- Thực hiện lắp đặt hoàn thiện các thanh V nhôm vào trong các mối ghép ở cạnh góc trong và ngoài kho với nắp bịt đầu và khóa Camlock.
- Lắp đặt cửa của kho lạnh dựa trên thiết kế và hướng hướng dẫn mà nhà sản xuất đưa ra.
- Tiến hành lắp đặt các phụ kiện ở trong kho ví dụ như đồng hồ nhiệt độ, chuông báo động, van cân áp suất, công tắc chuông, đèn kho lạnh,...với đủ số lượng và đặt đúng vị trí trong bản vẽ thiết kế.
- Cuối cùng đó là kiểm tra lại toàn bộ các mối ghép ở trong kho xem đã chắc chắn chưa, bắn silicone giữa các khe và các mối nối của các chi tiết ở trong kho lạnh.
Hoàn thiện, vận hành thử và kiểm tra nghiệm thu lắp đặt