FCL là loại hình chủ yếu trong phương thức vận chuyển container của ngành kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về thuật ngữ này thì bài viết dưới đây caimepgroup.com sẽ giải đáp chi tiết
FCL là gì? Phân biệt FCL và LCL trong xuất nhập khẩu nhé!
FCL là gì? FCL là viết tắt của từ gì?
FCL được viết tắt của cụm từ “Full Container Load”, sử dụng trong ngành công nghiệp vận tải biển quốc tế để xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển. Bên cạnh đó, thuật ngữ này còn dùng để chỉ cho một loại dịch vụ vận chuyển độc quyền bằng container chuyên dụng (thường cont 20ft hoặc 40ft). Loại container này sẽ luân chuyển một trữ lượng lớn sản phẩm bằng đường biển thường được nạp và đóng dấu tại gốc. Sau đó, chúng được vận chuyển bằng sự kết hợp của đường biển, đường sắt, đường bộ để đến được nơi nhận hàng.
Vậy tóm lại hàng FCL là gì? Đây là hình thức gửi nguyên hàng container, nghĩa là người gửi cần phải có trách nhiệm đóng hàng và người nhận hàng cần phải đảm nhiệm việc dỡ hàng xuống. Đây là một trong những phương thức vận chuyển được ưa chuộng nhất hiện nay, thuật ngữ này đã được hình thành từ cách đây khá lâu nên cũng dần trở nên phổ biến đến tận bây giờ.
FCL là hàng gì? Là gửi nguyên hàng container, nghĩa là người gửi cần phải có trách nhiệm đóng hàng và người nhận hàng cần phải đảm nhiệm việc dỡ hàng xuống
Khi áp dụng mô hình FCL, người xuất khẩu cần phải có nhiệm vụ đóng hàng hóa vào trong container và sau đó bàn giao container đóng hàng hoàn chỉnh cho đơn vị vận chuyển. Tiếp theo, họ sẽ vận chuyển công hàng đến tay người nhập khẩu và người nhập khẩu cần phải có trách nhiệm dỡ hàng ra khỏi xe.
Sau khi hoàn thành việc giao hàng, nhà vận chuyển có thể thu hồi cont lại (nếu nhà vận chuyển là chủ sở hữu) hoặc trả container đã được vận chuyển cho chủ hãng tàu sở hữu để phục vụ cho việc tái chế hoặc tiếp tục sử dụng cho lần vận chuyển kế tiếp. Chính vì lý do đó, người nhập khẩu/ xuất khẩu cần hạn chế làm hư hỏng thùng trong quá trình bốc dỡ hàng hóa ra hoặc xếp dỡ hàng hóa vào trong container để tránh trường hợp phải chịu các chi phí phát sinh, chi phí bồi thường thiệt hại không đáng có.
>>>Xem thêm: SOC là gì? Phân biệt SOC và COC trong giao nhận vận tải
Phân tích nghiệp vụ làm hàng FCL và LCL
Dưới đây là bảng phân tích nghiệp vụ làm hàng của FCL và LCL như sau:
So sánh chi tiết hình thức vận chuyển hàng hóa FCL và LCL
|
FCL |
LCL |
Khái niệm |
FCL là hình thức xếp hàng nguyên container, người gửi và người nhận cần chịu trách nhiệm đóng và dỡ hàng ra khỏi container. Khi gửi hàng cần có khối lượng đồng nhất đủ để chứa đầy một cont hoặc nhiều cont. |
LCL là cách thức vận chuyển hàng hóa khi công hàng đó không đủ để đóng nguyên một container mà cần ghép chung với chủ hàng khác. Khi đó, công ty dịch vụ sẽ được kết hợp với nhiều lô hàng lẻ, sắp xếp, phân loại và được đóng chung một container. Sau đó, bạn sẽ thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy sẽ được gọi là gom hàng hay consolidation. |
Người gửi hàng |
- Tự thuê trucking, ra cảng nhận container rỗng sau đó mang về kho để đóng hàng.
- Thực hiện đóng hàng tại kho/ bãi.
- Sắp xếp hàng hóa cẩn thận sau đó để lại ký hiệu nhận biết cho người nhận hàng.
- Cần thanh toán các chi phí theo đúng quy định.
- Hải quan cấp chì seal, chủ hàng sẽ niêm phong cho container của mình.
- Truyền vận đơn cho các hãng tàu hoặc FWD.
|
- Đóng, chở hàng về kho CFS của người gom hàng.
- Thực hiện làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
- Cung cấp đầy đủ các thông tin cho người gom hàng để họ làm vận đơn các lô hàng.
- Xem xét các thông tin trên draft bill và nhận lại vận đơn đó.
|
Người vận chuyển |
- Người vận chuyển cần gửi lại bản draft bill để người gửi hàng tiến hành kiểm tra thông tin và sau đó phát hành vận đơn và khai manifest.
- Nhận container từ người gửi hàng và sắp xếp lên tàu, container làm sao phù hợp để tàu được nhổ neo an toàn.
- Khi lô hàng đến đích, dỡ container từ tàu lên bãi và giao cho người nhận.
- Trước khi giao lưu ý làm D/O khi hàng đến cảng và check thông tin vận đơn từ người nhận.
|
- Người vận chuyển cần gửi lại bản draft bill để người gửi hàng tiến hành kiểm tra thông tin và sau đó phát hành vận đơn và khai manifest.
- Nhận container đã được đóng hàng từ kho gom hàng và sắp xếp lên tàu, container làm sao phù hợp để tàu được nhổ neo an toàn.
- Khi lô hàng đến đích, dỡ container từ tàu lên bãi và giao cho người nhận.
- Trước khi giao lưu ý làm D/O khi hàng đến cảng và check thông tin vận đơn từ người nhận.
|
Người gom hàng |
Chỉ áp dụng cho loại hàng LCL |
Chịu trách nhiệm với việc liên hệ với khách hàng thay đổi cho bên vận chuyển và thông báo lộ trình của hàng hóa.
Cấp house bill cho khách hàng. |
Người nhận hàng |
- Người nhận cần chủ động liên hệ với bên gửi hàng với các chứng từ cần thiết và làm thủ tục hải quan để được nhận hàng. Khi nhận container hàng và nhận chuyển về kho. Đồng thời, sau khi dỡ hàng trả container về đúng địa chỉ quy định của hãng tàu.
- Thanh toán các khoản phí theo đúng quy định như local charges, D/O, phí cược container.
|
Quy trình cũng tương tự như FLC nhưng LCL không cần phải đóng thêm phí cược container và đóng thêm phí handling charges. |
Qua bảng trên bạn có thể hiểu rõ hơn
FCL là gì trong xuất nhập khẩu so với các hình thức vận chuyển khác. Phần nội dung tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu quy trình giao hàng của FCL nhé!
>>>Xem thêm: CBM là gì?
Quy trình giao hàng FCL trong xuất nhập khẩu là gì?
Quy trình giao hàng FCL trong xuất nhập khẩu
Dưới đây là quy trình giao nhận hàng FCL trong xuất nhập khẩu là gì mà bạn có thể tham khảo qua như sau:
- Bước 1: Bạn cần phải có nhu cầu liên hệ với các hãng tàu hoặc đại lý để đăng ký.
- Bước 2: Bạn có thể cầm tờ booking đó xuống trực tiếp văn phòng của các hãng tàu để được duyệt cấp container rỗng, tại đây người ta sẽ cấp cho bạn seal và packing list container. Tiếp theo đó, bạn sẽ mang booking và lệnh đã duyệt cấp thùng cont xuống thương vụ cảng hoặc nơi cung cấp container đóng chi phí.
- Bước 3: Bạn sẽ đưa xe đầu kéo vào để lấy thùng container rỗng và chở về kho để đóng hàng.
- Bước 4: Sau khi đóng hàng xong, bạn sẽ kéo xe hàng ra càng để hạ container. Với những mặt hàng không cần phải kiểm tra thì cần thực hiện làm giấy tờ thủ tục hải quan. Sau đó, chủ công hàng sẽ được lấy tờ khai, ghi số tàu, số container, số seal. Tiếp theo, bạn cần xuống hải quan giám sát của bãi để thanh lý và vào số của tàu. Đối với những lô hàng cần phải kiểm thì cần đưa nó xuống bãi chờ để kiểm tra và bấm seal của hải quan cấp còn chủ hàng sẽ bấm seal của tàu mình. Cuối cùng, sau khi bạn hoàn tất các thủ tục trên thì quay về văn phòng và ngồi đợi kết quả.
Như vậy nội dung trên đây,
Cái Mép đã giúp bạn hiểu rõ hơn về
FCL là gì? Phân biệt FCL và LCL trong xuất nhập khẩu. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức chuyên môn để lựa chọn được loại hình vận tải hàng hóa đúng nhất. Nếu bạn có vấn đề gì còn thắc mắc thì hãy để lại lời bình luận dưới đây sẽ được chúng tôi giải đáp một cách nhanh chóng.