Kho lạnh thủy sản là một trong những giải pháp hoàn hảo giúp các doanh nghiệp có thể bảo vệ chất lượng của thủy sản đông lạnh trước khi mang chúng ra thị trường để tiêu thụ. Đây là một trong những giải pháp hiện đại và đảm bảo chất lượng hàng hóa nhất hiện nay. Bảo quản thủy sản bằng kho lạnh sẽ giúp đảm bảo được độ tươi ngon và hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong sản phẩm một cách tốt nhất. Để hiểu thêm về phương pháp bảo quản thủy sản bằng kho lạnh, hãy cùng Cái Mép Group theo dõi thông qua bài viết dưới đây nhé!
Giải Pháp bảo quản thủy sản tối ưu bằng kho lạnh
Phương pháp để bảo quản lạnh thủy sản
Kho lạnh thủy sản là phương pháp được sử dụng để bảo quản thực phẩm được sử dụng phổ biến hiện nay. Nếu so sánh với các phương pháp như phơi khô hay chế biến sẵn thì bảo quản lạnh mang lại nhiều ưu thế hơn cả. Khi chúng ta sử dụng phương pháp này sẽ giúp cho các loại thực phẩm có thể giữ được độ tươi ngon vừa kéo dài thời gian để sử dụng thủy hải sản. Trên thực tế hiện nay có 3 phương pháp bảo quản lạnh phổ biến, cụ thể như sau:
Bảo quản kiểu thủ công, truyền thống
Đây là một phương pháp bảo quản truyền thống thường sử dụng tủ lạnh hoặc đá lạnh để bảo quản các loại thủy sản. Tuy nhiên phương pháp này chỉ được sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn với số lượng ít và thường được áp dụng đối với những hộ gia đình nhỏ lẻ, nhà hàng, quán ăn, xí nghiệp sản xuất chế biến. Đây không phải là một giải pháp tối ưu.
Bảo quản bằng kho lạnh
Hiện nay, các doanh nghiệp đều cập nhật xu hướng bảo quản bằng kho lạnh thủy sản. Đối với phương pháp này chúng ta có thể sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm để vận chuyển trong nước lẫn nước ngoài. Phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm nổi bật:
- Nhiệt độ của kho lạnh thủy sản luôn được thường xuyên điều chỉnh nhằm đảm bảo cho quá trình bảo quản lạnh một cách nhanh chóng và theo đúng quy chuẩn.
- Kho lạnh giúp làm tăng thời gian bảo quản thủy sản.
- Kho lạnh giúp đảm bảo chất lượng của thủy sản trong kho lạnh một cách tốt nhất.
- Kho lạnh giúp bảo quản nguồn thủy sản để xuất khẩu hoặc các nguồn hàng ở trong nước.
Bảo quản bằng kho lạnh
Bảo quản bằng dây chuyển cấp đông
Dây chuyền cấp đông thường được sử dụng để đông lạnh các loại thủy hải sản một cách nhanh chóng với số lượng lớn. Việc cấp đông thường được các doanh nghiệp ứng dụng trong các kho lạnh dùng để chế biển thủy hải sản.
Bảo quản bằng dây chuyển cấp đông
Dây chuyền cấp đông thường có quy mô lớn và có thể đáp ứng được công suất cấp đông lớn từ 500kg/ giờ đến 1.2 tấn/giờ. Sau quá trình thực hiện cấp đông thì thủy sản vẫn cần được bảo quản ở trong kho lạnh thì mới có thể đảm bảo được độ tươi ngon của thủy sản.
>>>Xem thêm: Kho bảo thuế là gì? Phân biệt kho bảo thuế và kho ngoại quan
Cấu tạo của kho lạnh dùng để bảo quản thủy sản
Như đã trình bày ở trên, chúng ta nhận thấy rằng kho lạnh để bảo quản thủy sản mang lại nhiều ưu điểm vượt trội. Loại kho này đang được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến trên thị trường hiện nay ở nước ta. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc kho lạnh dùng để bảo quản thủy sản có cấu tạo như thế nào hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời thông qua nội dung bên dưới nhé!
Kho lạnh bảo quản thủy sản thường được cấu tạo với 5 bộ phận chính, cụ thể như sau:
Vỏ kho lạnh bảo quản thủy sản
Vỏ kho lạnh để bảo quản thủy sản thường được cấu tạo từ các tấm Panel cách nhiệt với lớp cách nhiệt làm từ Foam PU với tỷ trọng 43kg/m3 và có độ dày 100mm với nhiệm vụ ngăn không cho các dòng nhiệt từ nơi cao đến nơi thấp. Vỏ kho lạnh giúp hạn chế tối đa tình trạng dòng nhiệt từ phía bên ngoài xâm nhập vào bên trong kho lạnh. Các tấm Panel trên thị trường hiện nay có kích cỡ như sau: 800x1.200, 1.000x2.000,...
Vỏ kho lạnh bảo quản thủy sản
Khi tiến hành lắp đặt các tấm Panel, các doanh nghiệp lưu ý nên lắp đặt theo tuần tự và liên tục, giữa các lớp phải được liên kết với nhau bằng một lớp keo chuyên dụng nhằm đảm bảo tạo thành một khối vững chắc.
Cửa kho lạnh bảo quản thủy sản
Khi làm cửa kho lạnh để bảo quản thủy sản, các doanh nghiệp cần lưu ý sử dụng những loại cửa có chất liệu cao cấp như inox 304 nhằm đảm bảo độ bền bỉ và chắc chắn cho kho lạnh. Các mép cửa cần lưu ý trang bị hệ thống gioăng kín chịu nhiệt nhằm hạn chế tối đa tình trạng hơi lạnh thoát ra bên ngoài hoặc không khó từ bên ngoài có cơ hội để xâm nhập vào bên trong của kho lạnh.
Bên cạnh đó, cửa kho lạnh cần được trang bị bộ chốt tự mở, còi báo động, bộ điện trở sấy chống đóng băng.
Cửa kho lạnh bảo quản thủy sản
Hệ thống làm lạnh trong kho lạnh bảo quản thủy sản
Bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống kho lạnh là máy nén kho lạnh để bảo quản thủy hải sản. Máy có nhiệm vụ nén môi chất lạnh ở mức áp suất thấp lên mức áp suất cao , biến gas lạnh ở dạng lỏng đến dạng hơi để gas trong hệ thống tiếp tục tuần hoàn đến bộ phận dàn ngưng tụ để làm nguội gas và tiếp tục gas được dẫn đến dàn bay hơi để làm mát gió đưa vào kho lạnh trước khi gas được tiếp tục đưa đến máy nén.
Bí quyết để lựa chọn một chiếc máy nén kho lạnh phù hợp là phải xem xét đến các yếu tố sau: nguồn điện, lưu lượng khí ra, áp lực làm việc, yêu cầu về vấn đề môi trường, kiểu làm lạnh, cách lắp đặt, kiểu điều khiển, yêu cầu về độ ồn, yêu cầu về hiệu suất, yêu cầu về nhiệt độ cần vận hành...
Đối với hệ thống làm lạnh trong kho lạnh bảo quản thủy sản thì bao gồm 2 loại là làm lạnh trực tiếp và làm lạnh gián tiếp.
- Đối với việc làm lạnh trực tiếp thì phương pháp làm lạnh bằng dàn bay hơi đặt ở trong kho lạnh. Nguyên tắc hoạt động của phương pháp này là dựa trên nguyên lý môi chất lạnh lòng sôi thụ nhiệt ở môi trường bên trong của kho lạnh.
- Đối với hình thức làm lạnh gián tiếp thì sử dụng các chất tải như muối, glycol,.... Trong trường hợp ở trong buồng thì chất tải lạnh sẽ bị tác động làm nóng lên do hiện tượng thu nhiệt của buồng lạnh. Khi các chất tải này nóng đến một nhiệt độ nhất định và bắt đầu bay hơi. Lúc này, nhiệt độ ở trong kho lạnh sẽ được hạ xuống cho đến khi chúng đạt ở mức yêu cầu.
Tủ điều khiển dùng cho kho lạnh bảo quản thủy sản
Tủ điều khiển có chức năng chính là kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động ở trong kho lạnh. Các thông số này sẽ được cài đặt sẵn từ trước nên quá trình sử dụng cực kì đơn giản.
Nhiệt độ bảo quản các loại thủy sản trong kho lạnh
Mức nhiệt độ để đảm bảo các mặt hàng về thủy sản tốt nhất và không gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng là từ -40ºC đến -20ºC. Chính vì thế mà các doanh nghiệp trước khi lắp đặt kho lạnh thủy sản thì nên nghiệm thu thật kỹ lưỡng về mặt chất lượng và hiệu quả của kho hàng với bên thi công và lắp đặt kho lạnh.
Nhiệt độ bảo quản các loại thủy sản trong kho lạnh
Nhiệt độ kho lạnh thủy sản tại các nước châu Âu nằm trong khoảng -30ºC. Theo thông tin từ viện nghiên cứu đông lạnh quốc tế thì nhiệt độ bảo quản là -20ºC đối với các loại cá gầy (ví dụ như cá thu, cá song) và -30ºC đối với một số loại cá béo (ví dụ như cá trích, cá nục). Đối với các loại cá gầy cần phải bảo quản trên 1 năm thì yêu cầu mức nhiệt độ là -30ºC.
Chung quy lại tại Việt Nam, nhiệt độ bảo quản kho lạnh thủy sản theo quy định chung là -18ºC ở cuối quá trình cấp đông. Nhiệt độ sản phẩm sau quá trình cấp đông là -18ºC. Vì vậy, dòng khí lưu thông ở trong kho yêu cầu phải đạt ở mức nhiệt độ -35ºC. đến -40ºC.
Bên cạnh đó, đối với mỗi sản phẩm cụ thể sẽ có mức bảo quản nhiệt độ phù hợp với các đặt tính của mặt hàng đó.
>>>Xem thêm: Tiết kiệm chi phí và điện năng tiêu thụ khi sử dụng kho lạnh
Một số biến đổi có thể xảy ra trong suốt quá trình bảo thủy sản trong kho lạnh
Sự biến đổi của protein
Theo nghiên cứu thì protein sẽ bị biến đổi trong suốt quá trình bị đông lạnh và bảo quản lạnh. Tốc độ phân hủy của protein sẽ phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ đông lạnh sản phẩm.
Sự biến đổi của chất béo
Trong mỡ của cá rất giàu acid béo chưa bão hòa, chính vì vậy mà cá rất dễ bị oxi hóa nhanh chóng tạo ra mùi ôi khét khó chịu trong suốt thời gian bảo quản thực phẩm. Bạn có thể ngăn chặn được quá trình oxi hóa chất béo của cá bằng cách mạ băng hoặc thực hiện đóng gói cá trong bao bì plastic có hút chân không.
Sự biến đổi về màu sắc
Chất lượng của cá thường sẽ được đánh giá bằng hình dạng ở phía bên ngoài. Sự biến đổi về màu sắc bên ngoài của các loại cá phải ở mức thấp nhất nếu không sẽ làm giảm chất lượng của sản phẩm.
Hiện tượng cá bị mất màu hồng đối với các loài giáp xác thì kết quả của việc biến đổi về màu sắc trên là do hợp chất carotenoid.
Trong quá trình bảo quản lưu ý luôn giữ sản phẩm ở mức nhiệt độ thấp. Điều này sẽ làm giảm sự biến đổi của các loại protein, chất béo và màu sắc của sản phẩm.
Sự biến đổi về hàm lượng độ ẩm
Hiện tượng cá bị mất nước trong suốt quá trình bảo quản lạnh dẫn đến bề mặt cá trở nên khô, mờ đục và bị xốp. Quá trình này nếu kéo dài thì phần nước nằm ở bên trong của cá sẽ bị chảy ra làm cho cá bị xơ và phần nguyên liệu sẽ rất nhẹ.
Khi tình trạng sản phẩm bị mất nước nghiêm trọng thì ta có thể thấy được khi bề mặt cá bị sẫm lại, trạng thái này thường được gọi là hiện tượng “cháy lạnh”. Thông thường hiện tượng này xuất hiện sau một khoảng thời gian dài bảo quản kho lạnh.
Một số lưu ý khi bảo quản thủy sản trong kho lạnh
Để có thể bảo quản thủy sản trong kho lạnh một cách hiệu quả thì trong suốt quá trình sử dụng kho lạnh chúng ta cần phải lưu ý những vấn đề sau đây:
Một số lưu ý khi bảo quản thủy sản trong kho lạnh
- Đối với một số mặt hàng thủy sản ví dụ như cá, tôm, cua, ghẹ,...thì trước khi chúng ta đưa vào kho lạnh đông để bảo quản thì cần phải được lưu lại ở trong kho lạnh thực hiện sơ chế. Nhiệt độ của kho lạnh sẽ ở mức từ 0ºC đến 4ºC, thời gian sơ chế quy định không quá 3 tiếng. Sau đó thực phẩm được đưa vào cấp đông ở mức nhiệt độ -18ºC.
- Quy định tuyệt đối không bảo quản thủy sản chung với các loại thực phẩm khác. Cách tốt nhất để bảo quản thủy sản là trước khi đưa vào kho cần phải bao gói và ghi nhãn rõ ràng và phù hợp với quy định.
- Việc sắp xếp các loại thực phẩm ở trong kho lạnh cần phải được đảm bảo khoa học nhằm giúp cho không khí vào kho được lưu thông dễ dàng. Khoảng cách tối thiểu từ mặt sàn đến kệ là 15cm. Khoảng cách giữa trần tường, quạt, và dàn lạnh cách tối thiểu 50cm.
- Giá kệ ở trong kho lạnh bảo quản hải sản cần được làm từ các chất liệu bền, không gỉ, không độc, vật liệu bền được thiết kế tháo rời giúp thuận tiện cho việc bốc dỡ và làm vệ sinh kho lạnh.
- Chúng ta cần phải thường xuyên vệ sinh kho lạnh để bảo quản thủy hải sản tránh bị nấm mốc, nhiễm khuẩn các sản phẩm bảo quản.
- Bạn nên xây dựng hệ thống để quản lý và theo dõi việc sắp xếp hàng hóa để sản phẩm trong kho được nhận diện một cách dễ dàng.
- Trong suốt quá trình vận chuyển và bốc dỡ sản phẩm ra vào kho lạnh phải sử dụng các thiết bị phù hợp để vận chuyển sản phẩm được nhẹ nhàng, nhanh chóng tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm cũng như tránh làm tăng nhiệt độ trong kho lạnh.
Trên đây là những thông tin liên quan đến kho lạnh bảo quản thủy sản. Hy vọng, bài viết sẽ đem lại cho bạn những thông tin bổ ích nhằm đáp ứng nhu cầu lắp đặt kho lạnh. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn về kho lạnh thì vui lòng liên hệ với Cái Mép Group thông qua số hotline 0903.914.056 (Mr. Trinh) & 0978.684.589 (Mr. Thiện) để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhé.