THÔNG TIN HỮU ÍCH

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Tiết kiệm chi phí và điện năng tiêu thụ khi sử dụng kho lạnh

Trong sản xuất và kinh doanh một số ngành nghề như: thực phẩm tươi sống, nông thủy sản hay một số sản phẩm hàng hóa, việc sử dụng các kho lạnh là vô cùng cần thiết. Nhưng để tiết kiệm chi phí và điện năng tiêu thụ một cách tối ưu nhất khi sử dụng kho lạnh thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách sử dụng và một số phương pháp giảm được chi phí, tiêu thụ điện năng khi sử dụng kho lạnh hiệu quả nhất. Theo dõi bài viết dưới đây ngay nhé!  
Mục lục
  1. Cách để lắp đặt kho lạnh để bảo quản đảm bảo được chất lượng và tiết kiệm tối đa chi phí
    1. Bước 1: Chuẩn bị một số dụng cụ và nguyên liệu để lắp đặt kho lạnh 
    2. Bước 2: Tạo mặt phẳng để lắp đặt kho lạnh 
    3. Bước 3: Dựng khung và lắp tấm cách nhiệt panel 
    4. Bước 4: Lắp đặt cửa kho lạnh
    5. Bước 5: Lắp ráp hệ thống lạnh và những vật tư bên trong kho lạnh
    6. Bước 6: Lắp đặt tủ điều khiển kho lạnh 
  2. Hướng dẫn cách sử dụng và vận hành kho lạnh tiết kiệm điện năng và chi phí
    1. Tuân thủ các nguyên tắc trong vận hành kho
    2. Xây dựng quy trình kho lạnh phù hợp với từng ngành nghề
    3. Xây dựng các quy trình xuất nhập hàng ở trong kho lạnh
    4. Xây dựng quy trình kiểm tra, đối soát, rà soát kho lạnh cho các nhân viên liên quan đến nghiệp vụ
  3. Một số phương pháp cần phải thực hiện để giúp kho lạnh giảm thiểu được chi phí và điện năng tiêu thụ
    1. Nắm vững các thông tin liên quan đến sản phẩm
    2. Tối đa hóa mật độ lưu trữ và bảo quản hàng hóa
    3. Sử dụng trang thiết bị lưu trữ sao cho phù hợp
    4. Tiến hành kiểm tra thường xuyên các thiết bị dùng để giữ đông
    5. Đầu tư vào việc giám sát dây chuyền lạnh một cách tiên tiến nhất
    6. Hoạch định ra thời gian để xuất nhập hàng hóa một cách cụ thể
    7. Lưu ý một số công tác giám sát và kiểm kê
    8. Cân nhắc về quá trình tự động hóa

Cách để lắp đặt kho lạnh để bảo quản đảm bảo được chất lượng và tiết kiệm tối đa chi phí

Kho lạnh được lắp đặt với nhiều kích thước khác nhau

Tùy thuộc vào khối lượng hàng hóa mà kho lạnh sẽ được lắp đặt với kích thước khác nhau 

Dưới đây là một số bước khi lắp đặt kho lạnh, để đảm bảo chất lượng và tiết kiệm tối đa các chi phí bạn có thể tham khảo. 

Bước 1: Chuẩn bị một số dụng cụ và nguyên liệu để lắp đặt kho lạnh 

Việc chuẩn bị các dụng cụ và nguyên liệu cần thiết trước khi tiến hành lắp đặt sẽ giúp thực hiện các bước lắp đặt được thuận tiện. Đồng thời, còn giúp chúng ta tính toán và chuẩn bị được tất cả các chi phí khi lắp đặt một kho lạnh hoàn chỉnh. Các dụng cụ cần chuẩn bị cần thiết như: 

  • Các vật tư đi kèm hỗ trợ thi công và lắp đặt kho lạnh: 

    • Máy khoan, máy đo thủy cân và kìm: Thường sử dụng để giúp tạo mặt phẳng lắp đặt kho lạnh. 

    • Máy đo nhiệt độ lạnh: Kiểm tra nhiệt độ lạnh, độ ẩm đảm bảo đúng tiêu chuẩn hoạt động theo quy định. 

    • Máy cắt, hàn đồng và máy áp lực làm vệ sinh: Điều chỉnh kích thước và vệ sinh các tấm panel dễ dàng hơn. 

    • Bộ hàn gió đá mini

    • Đồng hồ đo áp suất và máy bơm 

    • Bộ đồ nghề lắp ráp dàn điều hòa chuyên nghiệp

  • Hệ thống vật tư bên trong kho làm lạnh: 

    • Thiết bị điều khiển (điều chỉnh nhiệt độ) kho lạnh; 

    • PU foam lỏng hoặc Silicone: Dùng để phun lên lớp ngoài hay các vị trí lỗi, vị trí nối,... của kho lạnh giúp vỏ ngoài cách nhiệt hiệu quả nhất.

    • Máng cáp: Dùng để bảo vệ các đường dây điện được dẫn trong kho lạnh. 

    • Ống đồng, bảo ôn (Hay là ống gió mềm cách nhiệt): Là hai thiết bị quan trọng nhất của kho làm lạnh. Giúp dẫn gas xuyên suốt trong hệ thống lạnh.

    • Van: Là một trong những thiết bị giúp điều tiết gas nén, khí nén  và bảo vệ các thiết bị máy móc trong quá trình vận hành kho lạnh. 

    • Dàn bay hơi: Hay còn được biết đến là dàn lạnh giúp làm lạnh không khi đi qua dàn để cung cấp nhiệt độ cho kho lạnh.

    • Tấm Pallet nhựa kê dưới mặt đất và tấm màn che kho lạnh

  • Vật liệu chính để thi công kho lạnh: 

    • Khung xương kho lạnh: Là vật liệu quan trọng nhất để làm khung sườn định hình lên hình dáng kho. 

    • Tấm Panel PU cách nhiệt: Dùng làm vách, trần, nền của kho đồng thời là vật liệu cách nhiệt và cách âm chính của kho lạnh.

    • Tôn PU cách nhiệt và chống nóng: Giúp giữ nhiệt độ lạnh, chống thoát hơi. 

    • Cửa panel mở cánh hay trượt: Là thiết bị để đóng mở ra vào kho lạnh đồng thời là bộ phận giữ kín không khí nhiệt độ bên trong kho lạnh.

Bước 2: Tạo mặt phẳng để lắp đặt kho lạnh 

Khi sử dụng kho lạnh trong thời gian dài nếu mặt phẳng đặt kho quá bằng phẳng thì sẽ dẫn đến tình trạng bị đọng nước. Lâu ngày mặt phẳng ngấm nước sẽ gây thấm ngược. Từ đó, vừa có thể ảnh hưởng đến chất lượng lưu trữ của kho vừa có thể ảnh hưởng đến các thiết bị điện được lắp đặt trong kho. 

Do đó, để tránh tình trạng này xảy ra, trước khi tiến hành thi công kho lạnh cần tạo mặt phẳng nền có độ dốc khoảng 100 - 200mm. Với độ dốc tối thiểu này mới đảm bảo được độ thoát nước trong quá trình kho lạnh được đưa vào sử dụng. 

Sau khi tạo độ dốc cho mặt phẳng chúng ta cần tiến hành thi công đặt các ống thoát nước cho kho. Lưu ý, cần kiểm tra độ bằng phẳng của mặt nền cho được cân bằng cho phù hợp nhất. 

Bước 3: Dựng khung và lắp tấm cách nhiệt panel 

Sau khi tạo được một mặt phẳng cân bằng có hệ thống thoát nước đầy đủ. Chúng ta tiếp tục dựng trần, vách khớp với nền để tạo thành khung cho kho lạnh. Để phần khung chắc chắn có thể sử dụng thanh V hoặc U để tạo ra các khung sẵn và sử dụng thêm phần phụ kiện nhôm để gia cố thêm. Cuối cùng dùng tấm panel có kích thước từ 40 - 100m2 lắp đặt vào khung và gia cố lại thêm là hoàn thành. 

Bước 4: Lắp đặt cửa kho lạnh

Một trong những điều không thể thiếu khi làm kho lạnh là cần lắp đặt cửa kho để di chuyển hàng hóa vào và ra khỏi kho lạnh. Có nhiều loại cửa để lắp đặt kho lạnh như cửa mở cánh, cửa trượt hay cửa sập. Tuy nhiên, sau khi tiến hành lắp đặt cửa kho lạnh hoàn thành nên gia cố thêm các lớp roăng cao su để tránh thoát khí lạnh nhằm đảm bảo chất lượng lưu trữ bảo quản nhiệt độ của kho lạnh.   

Bước 5: Lắp ráp hệ thống lạnh và những vật tư bên trong kho lạnh

Nên lựa chọn lắp đặt hệ thống điều hòa tại ví trí có thể tỏa nhiệt đều phân bổ cho cả kho. Những vị trí cao và nơi cách nhiệt tốt sẽ giúp đảm bảo được độ bền và tính hiệu quả của điều hòa trong quá trình sử dụng. 

Đầu tiên nên lắp đặt phần khung điều hòa, tiếp đến nối phần máy lạnh với đường ống đồng và kết nối với hệ thống giải nhiệt. Cuối cùng gắn thêm các bộ đo nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, v.v.. để phục vụ cho việc điều khiển kho lạnh khi đưa vào vận hành. 

Bước 6: Lắp đặt tủ điều khiển kho lạnh 

Sau khi tiến hành tất cả các bước lắp đặt bên ngoài và bên trong của kho lạnh. Bước để hoàn thành và bảo quản đảm bảo được chất lượng của kho lạnh là cần lắp đặt tủ điều khiển. Tại bước này nếu lắp đặt sai, cả hệ thống kho lạnh sẽ không hoạt động được. Cần lắp đặt theo đúng bản thiết kế kỹ thuật đi kèm, đặt đúng chỗ thông thoáng, tránh nguồn nước và phải đi dây điện trong ống điện.

>>> Tham khảo ngay: So sánh hiệu quả đầu tư và công năng sử dụng giữa kho lạnh và container lạnh

Hướng dẫn cách sử dụng và vận hành kho lạnh tiết kiệm điện năng và chi phí

Để bảo đảm trong quá trình sử dụng, vận hành kho lạnh sẽ tiết kiệm điện năng và chi phí trong khi vận hành. Nên làm theo các hướng dẫn sẽ giúp hạn chế tối đa những chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng. 

Tuân thủ các nguyên tắc trong vận hành kho

Trong quá trình vận hành kho lạnh có rất nhiều nguyên tắc để cần lưu ý. Nhưng những nguyên tắc được liệt kê dưới đây sẽ giúp kho lạnh sẽ tiết kiệm điện năng một cách hiệu quả nhất:

  • Nên tắt máy hoạt động kho lạnh để tiết kiệm điện năng trong quá trình nhập/xuất hàng. Nếu thời gian nhập/xuất hàng hóa không quá lâu (dưới 30 phút) có thể xem xét vẫn để máy điều khiển kho lạnh hoạt động.

  • Thời gian khởi động và ngắt máy hoạt động ít nhất trong vòng 3 phút để đảm bảo chất lượng vận hành của máy. 

  • Khi sắp xếp hàng hóa trong kho cần đảm bảo khoảng cách được sắp xếp thông thoáng, tránh xa mặt dàn lạnh của kho. Đảm bảo nguyên tắc này sẽ giúp bộ tản nhiệt được hoạt động tốt tránh bám sự bám đá vào dàn lạnh. Từ đó, hạn chế tối đa việc làm giảm tuổi thọ của hệ thống tản nhiệt và hiệu quả làm lạnh. 

  • Nên duy trì điện thế sử dụng trong kho lạnh luôn từ 380V - 400V để hệ thống lạnh được hoạt động tốt nhất. Nếu duy trì ở mức điện thế thấp hơn có thể làm hư hỏng đến hệ thống lạnh, gây ra tình trạng cháy các thiết bị điện hoặc máy chạy không đủ công suất.

  • Trong kho lạnh để tiết kiệm tối đa điện năng cần quan tâm đến quá trình vận hành của hệ thống lạnh. Nguyên tắc khi cần vận hành hệ thống lạnh là cần phải sự đảm bảo sự thông thoáng và giải nhiệt cho máy nén dàn ngưng. 

Tuân thủ các nguyên tắc để giúp tối ưu điện năng

Trong khi vận hành kho lạnh cần tuân thủ các nguyên tắc để giúp tối ưu điện năng tiêu thụ  

Xây dựng quy trình kho lạnh phù hợp với từng ngành nghề

Với mỗi ngành nghề khác nhau khi đưa vật phẩm vào lưu trữ trong kho lạnh cần xây dựng một quy trình vận hành khác nhau. Tùy thuộc vào loại thực phẩm hay sản phẩm hàng hóa sẽ có những nhiệt độ bảo quản khác nhau. Trên thị trường hiện nay, các loại kho lạnh được phân loại thành 3 loại:

  • Kho lạnh cấp đông: Nhiệt độ duy trì từ -350C đến -450C. Chuyên cấp đông nhanh cho hải sản, thịt, cá và một số ngành nghề đặc thù.

  • Kho lạnh trữ đông: Nhiệt độ duy trì từ -160C đến -200C. Chuyên bảo quản dùng để lưu trữ các thực phẩm ngắn ngày hoặc các sản phẩm sau khi cấp đông.

  • Kho lạnh bảo mát: Nhiệt độ duy trì từ 2 - 80C.

Xây dựng các quy trình xuất nhập hàng ở trong kho lạnh

Một trong những cách để tiết kiệm chi phí điện năng không thể bỏ qua là cần xây dựng một quy trình khi nhập hàng ở kho lạnh. Sở dĩ, trong quá trình khi đưa hàng hóa xuất/nhập vào kho hơi lạnh sẽ theo cửa kho tràn ra dễ gây hao tổn điện năng.  

Xây dựng quy trình kiểm tra, đối soát, rà soát kho lạnh cho các nhân viên liên quan đến nghiệp vụ

Việc tạo ra một quy trình cho các nhân viên nắm rõ thông tin vận hành, kiểm tra và rà soát kho lạnh sẽ giúp kho luôn được vận hành đúng cách. Các nhân viên khi được trang bị các kiến thức nghiệp vụ kho lạnh sẽ biết cách đặt các sản phẩm vào từng các nhiệt độ thích hợp nhất. Ngoài ra, khi có vấn đề cũng sẽ dễ dàng phát hiện và sửa chữa nhanh chóng nhất. 

Một số phương pháp cần phải thực hiện để giúp kho lạnh giảm thiểu được chi phí và điện năng tiêu thụ

Thực hiện một số phương pháp giúp tiết kiệm chi phí

Muốn giảm thiểu được chi phí và điện năng tiêu thụ trong kho điện cần thực hiện các phương pháp 

Nắm vững các thông tin liên quan đến sản phẩm

Kho lạnh là một trong những công trình được vận hành bởi máy móc. Do đó, không khó hiểu một trong những phương pháp giúp kho lạnh giảm thiểu chi phí và điện năng cần nắm vững thông tin đến sản phẩm. Khi nắm rõ và hiểu biết về các thông tin máy móc, chúng ta sẽ biết cách sử dụng đúng và tránh phải chi trả chi phí về điện năng và sửa chữa máy móc khi hư hại. 

Tối đa hóa mật độ lưu trữ và bảo quản hàng hóa

Nằm trong nguyên tắc vận hành kho để tiết kiệm chi phí tiêu thụ điện năng khi sử dụng điện năng. Khi tối đa hóa được mật độ lưu trữ và bảo quản sẽ giúp hệ thống làm lạnh tản nhiệt đều. 

Đồng thời, khi đưa sản phẩm hay thực phẩm kho đúng mật độ lưu trữ cũng sẽ giúp thời gian đông được nhanh hơn. Lâu dần sẽ tối ưu được thời gian vận hành máy tốt nhất. 

Sử dụng trang thiết bị lưu trữ sao cho phù hợp

Với mỗi loại trang thiết bị được sản xuất trên thị trường sẽ có tích hợp với từng loại máy móc hay công trình khác nhau. Các trang thiết bị của kho lạnh khi bị hỏng hay cần được trang bị, chúng ta nên sử dụng trang thiết bị được sản xuất riêng dành cho kho lạnh. Điều này sẽ đảm bảo được tuổi thọ của kho lạnh và điện năng tiêu thụ được tối ưu nhất. 

Tiến hành kiểm tra thường xuyên các thiết bị dùng để giữ đông

Trong kho làm lạnh, thiết bị giữ đông là phần hao tốn điện năng nhất của cả công trình. Việc thường xuyên kiểm tra và bảo trì thiết bị trữ động sẽ giúp kho lạnh luôn vận hàng đều đặn. Không những vậy, một khi thiết bị giữ đông bị hỏng sẽ tốn nhiều chi phí và sửa chữa, thay thế. 

Đầu tư vào việc giám sát dây chuyền lạnh một cách tiên tiến nhất

Để vận hành kho làm lạnh được hoạt động không chỉ nhờ duy nhất vào các thiết bị giữ động, thiết bị vận hành mà cần có một dây chuyền. Đầu tư một dây chuyền càng hiện đại thì sẽ tối ưu được nguồn điện thông qua các thiết bị trung gian. Từ đó, nguồn điện sẽ được nạp trực tiếp vào kho để làm lạnh. 

Hoạch định ra thời gian để xuất nhập hàng hóa một cách cụ thể

Nhiều người sẽ bỏ qua phương pháp tiết kiệm điện năng này vì nghĩ trong quá trình xuất/nhập hàng hóa không hao tốn nhiều. Nhưng thực tế, nếu không hoạch định rõ ràng các giờ để nhập/xuất hàng hóa trong ngày hay trong tháng sẽ dẫn đến không kiểm soát đc thời gian mở/đóng kho. Khi đó gây nên tình trạng mở kho lạnh liên tục dẫn đến thất thoát nhiệt độ. 

Lưu ý một số công tác giám sát và kiểm kê

Các công tác giám sát và kiểm kê sẽ liên quan trực tiếp đến phương pháp Tối đa hóa mật độ lưu trữ và bảo quản hàng hóa. Các hàng hóa khi đưa vào quá nhiều hay quá ít sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình tiêu thụ điện năng quy định. Không những vậy, nếu không kiểm kê các hàng hóa lâu ngày sẽ bị quên. Từ đó, ảnh hưởng đến các chi phí phụ khác trong khai thác sử dụng kho lạnh.   

>>Xem thêm: Giải pháp giúp giám sát, quản lý kho lạnh

Cân nhắc về quá trình tự động hóa

Áp dụng quá trình tự động hóa sẽ giúp giảm thiểu công việc của con người trong việc giám sát nhiệt độ trong kho lạnh. Tuy nhiên, các quá trình tự động hóa thường sẽ chỉ được thiết lập với một quy trình nhất định. Điều này ảnh hưởng đến xây dựng quy trình kho lạnh phù hợp với từng ngành nghề. Vì vậy, để tối ưu trong quá trình hoạt động cần kết hợp quá trình và giám sát chặt chẽ để mang lại hiệu quả tối đa. 

Với những hướng dẫn, phương pháp và cách giúp “Tiết kiệm chi phí và điện năng tiêu thụ khi sử dụng kho lạnh” trên, hy vọng bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích nhất. Ngoài ra, nếu cần cung cấp các dịch vụ khác như: Container, hệ thống lạnh,... liên hệ qua thông tin dưới đây để được tư vấn nhanh nhất.  

Địa chỉ: 106-108 Bùi Đình Túy, P.12, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Điện Thoại: (84-28) 6258 1773 - 097.868.4589 - 090.901.2553

Email: sales@caimepcontainers.com

 
 

Thông tin khác

Thời gian nên bảo dưỡng kho lạnh để đảm bảo hiệu quả về công suất

Thời gian nên bảo dưỡng kho lạnh để đảm bảo hiệu quả về công suất

Doanh nghiệp lưu ý bảo dưỡng và bảo trì định kỳ kho lạnh để đảm bảo kho hoạt động tốt, nâng cao năng suất, tuổi thọ và tránh trường hợp xấu có thể xảy ra.

Bí kíp giúp xử lý tình trạng đóng băng ở trong kho lạnh hiệu quả

Bí kíp giúp xử lý tình trạng đóng băng ở trong kho lạnh hiệu quả

Kho lạnh sau một khoảng thời gian sử dụng sẽ xảy ra một số vấn đề làm cho người tiêu dùng lo lắng và tình trạng đóng băng là hiện tượng phổ biến nhất.

Tại sao nên lắp kho lạnh bảo quản thay thế tủ lạnh và tủ đông?

Tại sao nên lắp kho lạnh bảo quản thay thế tủ lạnh và tủ đông?

Kho lạnh được lắp đặt, thiết kế và sử dụng hệ thống dàn lạnh công nghiệp với nhiệt độ lạnh thích hợp để có thể điều chỉnh nhiệt độ bảo quản tốt hơn.

Bảo quản bia hơi bằng kho lạnh giúp lưu giữ hương vị trọn vẹn

Bảo quản bia hơi bằng kho lạnh giúp lưu giữ hương vị trọn vẹn

Kho lạnh bảo quản bia hơi sẽ giúp lưu giữ được hương vị, đảm bảo mang lại cho người tiêu dùng loại bia tươi ngon và chất lượng nhất.

Những thông số và yêu cầu chi tiết khi tiến hành thiết kế kho lạnh

Những thông số và yêu cầu chi tiết khi tiến hành thiết kế kho lạnh

Bạn muốn thiết kế một hệ thống kho lạnh vận hành trơn tru thì việc xem xét thật kỹ các thông số và đảm bảo những yêu cầu chi tiết là hết sức quan trọng.

Kho lạnh trữ đông và những điều cần biết khi sử dụng kho lạnh

Kho lạnh trữ đông và những điều cần biết khi sử dụng kho lạnh

Kho lạnh trữ đông quan trọng trong bảo quản hàng hóa và giữ các mặt hàng duy trì tối đa thời gian sử dụng với sự tươi ngon và chất lượng như ban đầu.