Ngày nay
kho bãi là một trong những yếu tố cần thiết đối với lĩnh vực logistics. Cùng với đó là sự phát triển của công nghệ hiện đại, kho bãi cũng phát triển và ngày càng đa dạng hóa với tốc độ vô cùng nhanh chóng. Chính vì thế, bài viết hôm nay Cái Mép Container và các Bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu
kho bãi là gì? Vai trò và các loại kho bãi trong logistics nhé!
Kho bãi là gì ?
Kho bãi hay còn gọi là kho logistics hay kho hàng, tên tiếng anh là warehouse. Trong ngành logistics, chúng được dùng để chỉ nơi lưu trữ và bảo quản hàng hóa, thành phẩm và bán thành phẩm với mục đích cung ứng cho khách hàng một cách nhanh chóng với mức chi phí thấp.Bên cạnh đó, kho bãi còn giúp cung cấp thông tin về vị trí, tình trạng cũng như điều kiện và dữ liệu hàng hóa.
Kho bãi là gì?
Đối với các doanh nghiệp có quy mô từ nhỏ đến lớn thì việc có những kiến thức cơ bản về kho bãi trong ngành logistics sẽ giúp định hướng khi chọn các dịch vụ kho bãi hoặc chuẩn bị các thủ tục kể cả chi phí thuê kho. Đối với những nhân viên quản lý kho đây là kiến thức cơ bản đầu tiên cần phải có khi bắt đầu công việc.
Khái niệm kho là gì?
Kho được dùng để chỉ hệ thống các nhà kho như kho riêng, kho chung, nhà kho,... Chúng được xây dựng dựa theo tiêu chuẩn dùng để chứa, bảo quản hàng hóa cho các cá nhân hay doanh nghiệp. Thông thường, các nhà kho sẽ được xây kín, có hệ thống mái che để giúp lưu trữ hàng hóa được tốt hơn.
Khái niệm kho là gì?
Khái niệm bãi là gì?
Bãi dùng để chỉ khoảng diện tích dùng để để tập kết, lưu trữ hàng hóa hay các phương tiện vận chuyển. Tuy nhiên, một số bãi được xem là kho ngoài trời dùng để lưu trữ những loại hàng hóa cồng kềnh, không yêu cầu điều kiện bảo quản quá phức tạp.Vai trò kho bãi trong lĩnh vực Logistics.
Khái niệm bãi là gì?
Vai trò kho bãi trong lĩnh vực Logistics
Việc lưu trữ, bảo quản hàng hóa sẽ có ảnh hưởng trực tiếp các hoạt động lưu trữ hàng hóa và quản lý hàng hóa của các công ty hay doanh nghiệp hiện nay. Trên thực tế, một doanh nghiệp cần phải quản lý kho bãi trong ngành logistics sẽ mang đến cho họ nhiều lợi ích như:
- Giảm thiểu chi phí cho quá trình sản xuất, vận chuyển và phân phối hàng hóa.
- Đảm bảo cung cấp nguồn nguyên liệu kịp thời khi khách hàng có nhu cầu để duy trì các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
- Giúp doanh nghiệp lưu trữ, bảo quản hàng hóa nhằm giảm thiểu tối đa sự hao hụt, hư hỏng hàng hóa.
- Luôn chủ động trong việc sắp xếp và luân chuyển hàng hóa có cùng kích thước và lộ trình, qua đó làm giảm giá thành trên mỗi đơn vị sản phẩm.
- Giảm thiểu các sự cố xảy ra trong trường hợp hết hàng để sản xuất.
Các loại kho bãi trong ngành logistics
Trong từng hoạt động sẽ có các loại kho hàng hóa khác nhau. Dưới đây là 7 kho hàng được sử dụng phổ biến hiện nay mà các bạn có thể tham khảo qua:
Các loại kho phổ biến hiện nay
Kho CFS (Container Freight Station)
Đối với kho bãi trong ngành logistics, chúng ta không thể bỏ qua kho Container Freight Station được viết tắt là CFS. Đây được xem là nhà kho chuyên dụng để thu gom hàng lẻ sau đó vận chuyển chung container. Bên cạnh đó, khi các chủ hàng không có đủ hàng để lấp đầy một container thì quá trình ghép các mặc hàng khác sẽ được diễn ra.
Kho CFS có quy trình đóng gói và sắp xếp hàng hóa chờ xuất khẩu. Hàng hóa sau khi được thu gom sẽ chờ để làm thủ tục xuất nhập khẩu. Nếu các xe container còn thừa hay thiếu khoảng trống thì mới thực hiện phân chia hay ghép chung hàng hóa để xuất khẩu ra nước ngoài.
Kho ngoại quan (Bonded Warehouse)
Kho ngoại quan được đánh giá là một trong những kho có rất quan trọng trong ngành logistics. Tại các kho này khách hàng có thể trực tiếp ủy quyền lại cho các chủ kho khác hoặc đại lý để thực hiện các thủ tục hải quan như gia cố, phân chia, đóng gói bao bì, ghép hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa, phân cấp các loại hàng hóa.
Ngoài ra, tại kho này bạn còn có thể chuyển quyền sở hữu hàng hóa, chuyển đổi hàng hóa 2 chiều giữa kho ngoại quan và cửa khẩu hay giữa các kho ngoại quan với nhau, để làm thủ tục xuất nhập hàng hóa.
Kho tư nhân (Private Warehouse)
Trong ngành kinh doanh xuất nhập khẩu, kho tư nhân được xem là kho bãi độc quyền và thuộc quyền sở hữu của các tập đoàn bán lẻ lớn nhất hay các công ty chuyên lưu trữ hàng hóa tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài.
Kho công cộng (Public Warehouse)
Khác với các loại kho đã được đề cập ở trên, kho tư nhân được sử dụng khi các công ty và doanh nghiệp cần có nhu cầu muốn lưu trữ hàng hóa trong một thời gian ngắn. Kho công cộng là kho bãi được ưa chuộng trong ngành kinh doanh xuất nhập khẩu bởi các doanh nghiệp có thể sử dụng kho này cho đến khi tìm được kho bổ sung mới.
Các loại kho hàng trong logistics
Kho tự động (Automated Warehouse)
Với hệ thống quản lý chặt chẽ, các quy trình lưu trữ chuyên nghiệp thì kho tự động được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đến. Vì chúng có thể đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
Để quản lý kho tự động, thông thường người ta sẽ sử dụng phần mềm theo dõi đơn hàng để nhận, lưu trữ hay di chuyển hàng hóa. Nhà kho tự động cũng sử dụng các thiết bị hiện đại như xe nâng, giá đỡ và pallet để quá trình di chuyển hàng hóa được diễn ra nhanh hơn trong kho. Phần mềm quản lý này, sẽ giảm tối đa các lỗi sai hơn con người, khả năng nhận và vận chuyển hàng hóa cũng sẽ hiệu quả hơn.
Kho mát (Chill Warehouse)
Kho mát thông thường sẽ có nhiệt độ từ 0 độ C đến 25 độ C, là loại kho được cấu thành bởi các vật liệu cách nhiệt xung quanh thể tích kho, nhưng nền kho chỉ được bê tông hóa và được tích hợp hệ thống lạnh mà kho thường không có được do vậy loại kho này được dùng để duy trì nhiệt độ giống như các kho đông đá hoặc kho lạnh, phù hợp với các mặt hàng tươi sống, có thời gian lưu trữ tương đối dài.
Kho đông (Cold Warehouse)
Kho đông thường là kho có giải nhiệt độ bảo quản từ +25oC tới -18 độ C hoặc thấp hơn. Chúng thường được tạo bởi các loại vật liệu là các tấm panel cách nhiệt bao gồm các lớp tôn mạ kẽm hay inox 430 hay inox 304 hay composite ở 2 bề mặt của panel còn ở giữa là lớp foam P.U có tỷ trọng 44 kg cho 1 mét khối (m3) có độ dày phù hợp. Loại kho này các nhà doanh nghiệp sử dụng để lưu trữ các loại hàng hóa tươi sống đã qua chế biến các loại thịt từ động vật hay hải sản.
>>> Xem thêm: CBM là gì? Cách tính CBM trong xuất nhập khẩu hàng hoá
Các loại bãi thông dụng hiện nay
Dưới đây là 5 bãi hàng hóa được sử dụng phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo qua:
Bãi Container (Container Depot)
Trong lĩnh vực vận tải hàng hóa thì Depot là bãi dùng để chứa các loại container. Thông thường, loại bãi này thường nằm ngoài cảng, phục vụ tập kết vỏ rỗng chờ cấp cho chủ hàng hoặc đôi khi chứa container đã đóng chờ xuất tàu.
Bãi container lạnh (Reefer Container Yard)
Bãi container lạnh là nơi là nơi tập kết các
reefer container, nơi lưu trữ, bảo quản, vận chuyển các hàng hóa đông lạnh, hàng tươi sống hoặc thuốc y tế, loại bãi này thường nằm trong cảng nhằm phục vụ cho các chủ tàu chờ xuất khẩu. Do vây bãi container lạnh được trang bị đầy đủ hệ thống cấp điện, nước có công suất phù hợp với công suất lưu bãi và được vận hành khai thác bởi đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực lạnh để đảm bảo khai thác bãi hiệu quả nhất có thể.
Các loại kho bãi logistics
Bãi xe tải
Bãi xe tải là nơi tập kết các xe tải vận chuyển hàng hóa. Thông thường loại bãi này thường nằm ngoài cảng. Ngoài ra, chúng còn dùng để chở hay chứa hàng hóa chờ xuất khẩu.
Bãi xe container
Container yard là nơi mà người gửi hàng giao các container đã chứa hàng cho người vận chuyển. Đồng thời, đây cũng là nơi tập kết các container rỗng sau khi hàng đã được tháo dỡ ra khỏi các container.
Bãi tập kết hàng quá khổ
Bãi tập kết hàng quá khổ là nơi lưu trữ những mặt hàng có tỷ trọng lớn, có kích thước quá khổ hơn so với xe chở hàng. Sau đó, các chủ hàng tiến hành vận chuyển hàng hóa bằng những phương tiện chuyên dụng như xe đầu kéo, xe mooc lùn, xe mooc sàn,…
*** Đừng bỏ qua: Khái niệm container seal và các loại container seal phổ biến
Tóm lại, kho bãi là một trong những yếu tố, mắt xích công việc quan trọng trong chuỗi cung ứng, dịch vụ Logistics đồng thời còn đáp ứng nhu cầu của khách hàng và dịch vụ kho bãi đơn lẻ. Việc nguồn lực xã hội về các loại kho bãi đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế điều đó sẽ chứng minh cho nền kinh tế mạnh hay yếu và có tính cạnh trạnh hay không bởi Kho Bãi là thành tố quan trọng quyết định vào giá thành của sản phẩm.
Hy vọng qua bài viết này nó giúp các Bạn, các doanh nghiệp có thể tích lũy thêm nhiều thông tin bổ ích và lựa chọn kho bãi cho doanh nghiệp một cách chuẩn xác nhất nhé!