Các loại kho lạnh sau một khoảng thời gian dài sử dụng thường sẽ rất khó tránh khỏi những vấn đề liên quan đến các sự cố đột xuất có thể xảy ra. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần lưu ý bảo dưỡng và bảo trì định kỳ kho lạnh để đảm bảo cho kho có thể hoạt động tốt, nâng cao năng suất, tuổi thọ của kho và máy cũng như tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra đối với kho lạnh. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết về
thời gian nên bảo dưỡng kho lạnh để đảm bảo hiệu quả về công suất thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây nhé.
Khi nào cần phải bảo trì và bảo dưỡng kho lạnh và kho cấp đông
Bảo trì, bảo dưỡng định kỳ theo quy định của chủ sở hữu và quy định của các nhà cung cấp thiết bị
Bảo dưỡng kho lạnh được xem là một nhiệm vụ quan trọng đối với các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh kho lạnh nên người vận hành cần lưu ý để tuân thủ các quy định về bảo trì bảo dưỡng kho lạnh. Hoạt động bảo dưỡng kho lạnh sẽ giúp cho hệ thống có thể vận hành một cách ổn định, đảm bảo tối đa năng suất sử dụng và kịp thời phát hiện các lỗi hư hỏng cũng như sự cố ảnh hưởng đến máy móc, thiết bị kho lạnh để có thể khắc phục sửa chữa ngay. Hơn nữa, việc bảo trì bảo dưỡng định kỳ còn giúp người vận hành kho lạnh có thể biết trước được các lỗi hư hỏng, sự cố có thể xảy ra trong tương lai, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa cần thiết.
Bảo trì, bảo dưỡng định kỳ theo quy định của chủ sở hữu
Thông thường thì thời gian để bảo dưỡng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố: tần suất sử dụng, tình trạng của kho lạnh mới hay cũ, hệ thống máy móc được lắp đặt hiện có đang đạt chuẩn hay không. Thông thường thì người sở hữu hay các nhà cung cấp thiết bị sẽ thực hiện bảo dưỡng các thiết bị trong khoảng từ 2 hoặc 3 đến 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các vấn đề cũng như sự cố nếu có.
>>> Xem thêm: Những thông số và yêu cầu chi tiết khi tiến hành thiết kế kho lạnh
Bảo trì bảo dưỡng sau mỗi lần kết thúc chu kỳ lưu trữ bảo quản hàng hóa theo hợp đồng dịch vụ
Thông thường, các thiết bị vận hành bằng điện năng hay nhiên liệu thì sau một khoảng thời gian sử dụng cũng sẽ bị hao mòn theo thời gian. Chính vì vậy khi lắp đặt và vận hành kho lạnh thường xuyên (đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh kho lạnh) thì doanh nghiệp nên lưu ý bảo trì, bảo dưỡng định kỳ đúng với thời gian quy định hằng tháng để giúp cho quá trình sử dụng được trơn tru, ổn định và không bị gián đoạn hay trục trặc khi khởi động hay trong vận hành.
Chu kỳ lưu trữ và bảo quản hàng hóa theo hợp đồng thời vụ sẽ được quy định trong thỏa thuận của hai bên từ trước và dựa trên khoảng thời gian này mà người vận hành kho lạnh có thể tổ chức thực hiện công việc bảo trì bảo dưỡng một cách hợp lý.
Bảo trì bảo dưỡng sau mỗi lần kết thúc chu kỳ
Bảo trì, bảo dưỡng sau mỗi lần phát hiện sự cố đột xuất
Trường hợp kho lạnh xuất hiện sự cố đột xuất thì cần liên hệ ngay với đơn vị lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng kho lạnh để được tư vấn và có biện pháp giải quyết, khắc phục vấn đề kịp thời. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh khỏi việc phải gặp những sự cố đáng tiếc xảy ra trong quá trình sử dụng kho lạnh, tiết kiệm thời gian và tránh hư hỏng hàng hóa khi kho lạnh gặp sự cố.
Bảo trì, bảo dưỡng sau mỗi lần phát hiện sự cố đột xuất
Vai trò của bảo trì và bảo dưỡng kho lạnh
Tăng khả năng sẵn sàng
Bảo dưỡng kho lạnh làm tăng khả năng sẵn sàng của các thiết bị và máy móc bởi vì các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình vận hành gây trục trặc trong các thiết bị đã được hạn chế và khắc phục ngay tại thời điểm bảo trì bảo dưỡng. Từ đó thời gian hoạt động của kho lạnh tăng lên, giữ vững năng suất và giảm thiểu chi phí trong suốt quá trình làm việc.
Kéo dài tuổi thọ máy móc và thiết bị ở trong kho lạnh
Các vấn đề có liên quan đến tình trạng hỏng hóc hay phát sinh trong suốt quá trình làm việc sẽ được phát hiện sớm, bảo trì và sửa chữa kịp thời. Từ đó, kho lạnh hạn chế được tối đa các tình trạng về hỏng hóc nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến năng suất trong suốt quá trình làm việc.
Nâng cao hiệu suất làm việc của kho
Nếu như doanh nghiệp thực hiện tốt khâu bảo trì bảo dưỡng thì năng suất sẽ được nâng cao hơn nhờ vào việc cắt giảm tối đa thời gian chết do tình trạng hỏng hóc của máy móc sửa chữa.
Nâng cao hiệu suất làm việc của kho lạnh
An toàn
Quá trình bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên sẽ giúp cho doanh nghiệp sớm có thể phát hiện và giải quyết vấn đề trước khi sự cố có thể xảy ra. Bảo trì và bảo dưỡng giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động và tai nạn trong vận hành máy móc xảy ra.
>>> Xem thêm:
Những ưu điểm vượt trội của kho lạnh công nghiệp
Quy trình bảo dưỡng kho lạnh tốt nhất
Quy trình và các bước kiểm tra tính hiệu quả cách nhiệt của vỏ kho lạnh
Quan sát kiểm tra bằng trực quan các dấu hiệu bên trong và bên ngoài kho lạnh
Doanh nghiệp thực hiện kiểm tra toàn bộ bên ngoài vỏ kho lạnh xem tình hình có hư hỏng, bóp méo do va đập hay sàn bị hư hỏng hay không để đề ra các phương án xử lý cũng như thay thế sao cho phù hợp.
Kiểm tra cửa của kho lạnh, đặc biệt là phần gioăng cửa, bản lề, điện trở sưởi cửa, khóa nếu có phát hiện hư hỏng. Nếu như bạn phát hiện tình trạng xuống cấp, kẹt khóa hay tình trạng điện trở giảm nóng thì nên có biện pháp để xử lý kịp thời hoặc tiến hành thay mới chúng.
Kiểm tra van thông áp, chuông báo động chốt, đèn chiếu sáng, rèm kho lạnh xem có xảy ra tình tình trạng xuống cấp hay có dấu hiệu hư hỏng hay không để có phương án xử lý phù hợp.
Quan sát kiểm tra bằng trực quan các dấu hiệu bên trong và bên ngoài kho lạnh
Dùng thiết bị đo đạc các thông số chuyên môn
Doanh nghiệp sử dụng thiết bị để tiến hành đo đạc các thông số chuyên môn. Từ đó, họ có thể so sánh đánh giá các thông số kỹ thuật như độ cách nhiệt, sự thẩm thấu, sự chắc chắn về mặt kết cấu, điện nguồn cấp cho thiết bị,...
Quy trình và các bước kiểm tra bảo trì hệ thống lạnh
Bước 1: Kiểm tra và bảo dưỡng máy nén của kho lạnh
Công việc bảo dưỡng của máy nén là cực kỳ quan trọng giúp cho hệ thống hoạt động được tốt hơn, bền hơn và hiệu suất làm việc đạt kết quả cao nhất, đặc biệt là đối với các loại máy có công suất cao.
Thông thường máy nén lạnh sẽ rất dễ gặp sự cố trong các thời kỳ: Thời kỳ ban đầu khi mới tiến hành chạy thử và thời kỳ xảy ra hao mòn các chi tiết máy.
Thời gian bảo dưỡng sau khoảng 6.000 giờ đến sau một năm máy chạy thì phải mang đi bảo dưỡng một lần dù máy chạy rất ít. Các máy dừng lâu ngày thì trước khi chạy phải kiểm tra thật kỹ lưỡng.
Công tác bảo dưỡng kiểm tra bao gồm các thao tác:
- Kiểm tra độ kín cũng như tình trạng của các van xả và van hút máy nén.
- Kiểm tra tình trạng ở bên trong máy nén, tình trạng dầu, các chi tiết bị hoen và lau chùi các chi tiết. Trong quá trình bảo dưỡng cần phải tháo các chi tiết, lau chùi và thay lại thiết bị mới.
- Tác động các các thiết bị điều khiển HP, OP, WP, LP và các bộ phận cấp dầu khác.
- Lau chùi và vệ sinh bộ lọc hút trong máy nén.
Kiểm tra và bảo dưỡng kho lạnh
Bước 2: Kiểm tra và bảo dưỡng dàn ngưng tụ/ dàn nóng kho lạnh
Tình trạng làm việc của các thiết bị ngưng tụ sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất làm việc của hệ thống cũng như độ an toàn và độ bền của thiết bị.
Công việc bảo dưỡng của bình ngưng tụ sẽ bao gồm những công việc sau đây:
● Thực hiện vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt.
● Xả dầu tích tụ ở bên trong thiết bị.
● Tiến hành bảo dưỡng, cân chỉnh bơm và quạt giải nhiệt.
● Xả khí không ngưng ở trong thiết bị ngưng tụ.
● Vệ sinh các bể nước và xả cặn.
● Thực hiện kiểm tra, thay thế các vòi nước và các tấm chắn nước.
● Sơn sửa ở bên ngoài dàn ngưng.
● Tiến hành sửa chữa và thay thế các thiết bị về điện, các thiết bị an toàn cũng như điều khiển liên quan.
Bước 3: Kiểm tra và bảo dưỡng về phần bay hơi
Việc bảo dưỡng thiết bị bay hơi cần thực hiện bao gồm những công việc sau đây:
● Thực hiện xả băng dàn lạnh.
● Bảo dưỡng quạt của dàn lạnh.
● Vệ sinh dàn lạnh để trao đổi nhiệt cho từng hệ thống, sử dụng chổi để quét sạch hoặc lại bằng nước.
● Vệ sinh máng nước trong dàn lạnh.
● Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị để đo lường và điều khiển.
Bước 4: Kiểm tra và bảo dưỡng của phần bơm hơi lạnh
Hệ thống bơm của kho cần điều chỉnh để có thể hoạt động một cách liên tục dưới một áp suất phù hợp và không bị làm gián đoạn. Nhiều hệ thống kho không chú ý đến điều này nên dẫn đến việc kho lạnh hoạt động kém hiệu quả và tốn kém rất nhiều chi phí.
Tùy thuộc vào từng hệ thống của kho lạnh mà bạn có thể lựa chọn thời gian bảo dưỡng sao cho hợp lý. Việc chúng ta bảo dưỡng thường xuyên sẽ ít tốn kém chi phí hơn so với việc sửa hẳn một bộ máy.
Kiểm tra và bảo dưỡng về phần bơm hơi lạnh
Lưu ý trong bảo trì và bảo dưỡng
Các tiêu chuẩn chuyên môn và quy trình kiểm tra bảo dưỡng kho lạnh đối với nhà thầu
Trong suốt quá trình thi công và lắp đặt kho lạnh thì không thể tránh khỏi một số rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Doanh nghiệp muốn hạn chế tối thiểu sự cố thì cần trong suốt quá trình thi công cần lưu ý những điểm sau:
- Lựa chọn thầu xây dựng uy tín, có hồ sơ năng lực tốt cũng như tay nghề thi công chuyên nghiệp và không mắc bất kỳ lỗi sai nào.
- Đảm bảo việc tập kết đầy đủ nguyên vật liệu. máy móc hỗ trợ thi công trước khi chính thức bắt đầu xây dựng để tránh khỏi những thiếu sót làm chậm tiến độ thi công.
- Thống nhất về phương án thi công giữa chủ dự án và nhà thầu cẩn thận, đầy đủ và chi tiết nhất. Từ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa kho lạnh thi công trên giấy trắng mực đen rõ ràng, tránh xảy ra tình trạng tranh chấp.
- Thực hiện việc khảo sát, thi công và lắp đặt kho lạnh thường xuyên để đảm bảo mọi chi tiết được thực hiện cẩn thận và đúng với tiêu chuẩn đã đề ra .
- Đảm bảo độ an toàn cho việc thi công các công trình mà không có các vật thể liên quan ở xung quanh.
Các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với các thiết bị, công cụ dùng để kiểm tra, thu thập, đánh giá các thông số kỹ thuật
Kho lạnh cần phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Các thiết bị, dụng cụ đảm bảo phù hợp với điều kiện bảo quản: hệ thống điều hòa không khí, phòng lạnh, quạt thông gió, hòm lạnh, tủ lạnh, xe chở hàng, phích vắc xin, nhiệt kế, xe nâng,...
- Các giá, kệ để xếp hàng phải được trang bị đầy đủ, khoảng cách giữa các giá kệ và nền kho phải đủ rộng để có thể đảm bảo cho việc vệ sinh kho, kiểm tra đối chiếu cũng như dỡ hàng hóa.
- Trang bị đầy đủ các thiết bị và bảng hướng dẫn cần thiết cho công tác phòng chống cháy nổ cũng như văn bản xác nhận đạt chuẩn yêu cầu phòng cháy chữa cháy.
Chế độ bảo hành
Hệ thống kho lạnh sẽ được bảo hành theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Trong trường hợp xảy ra các sự cố trong suốt quá trình làm việc, doanh nghiệp cần phải kiểm tra, bảo hành và sớm liên hệ với nhà sản xuất để sắp xếp thời gian để bảo hành hợp lý.
Dịch vụ trọn gói
Các nhà sản xuất hiện nay sẽ có dịch vụ bảo trì trọn gói cho khách hàng. Các đơn vị lắp đặt, sửa chữa và bảo trì sẽ hiểu rõ các nguyên lý hoạt động đặc thù của kho lạnh. Điều này sẽ giúp cho quá trình sửa chữa được tiến hành một cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp một cách tối đa.
Tiến độ bảo trì và bảo dưỡng
Bạn cần đảm bảo thời gian để kho lạnh có thể hoạt động theo đúng tiến độ đã đề ra. Điều này sẽ giúp kho lạnh hoạt tốt hơn và không bị trì hoãn trong suốt quá trình vận hành.
Lựa chọn một đơn vị cung cấp uy tín
Đơn vị uy tín là đơn vị không chỉ có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kho lạnh mà còn tạo vững được thương hiệu trên thị trường.
Trên đây là những nội dung về thời gian nên bảo dưỡng kho lạnh để đảm bảo hiệu quả về công suất. Kho lạnh được bảo dưỡng tốt sẽ giúp quá trình bảo quản hàng hóa diễn ra xuyên suốt và không bị gián đoạn. Mọi thắc mắc về các bước bảo dưỡng kho lạnh xin vui lòng liên hệ với
Cái Mép Group thông qua số hotline
0903.914.056 (Mr. Trinh) & 0978.684.589 (Mr. Thiện) để được hướng dẫn chi tiết.