THÔNG TIN HỮU ÍCH

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng bằng container lạnh

Vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng là một thách thức trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Đây là điều không dễ dàng đối với các đơn vị vận chuyển, nếu tính toán sai lầm có thể gây tổn thất lớn. Nắm được vấn đề này, Cái Mép Group sẽ chia sẻ về quy trình vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng bằng container lạnh cũng như những điều cần lưu ý để quý khách được rõ. Cùng tìm hiểu ngay dưới nội dung bài viết này nhé!

Vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng bằng container lạnh

Vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng bằng container lạnh

Tổng quan về việc vận chuyển container lạnh trên thị trường hiện nay

Container lạnh là phương tiện vận chuyển hàng hóa tươi sống giúp giữ chất lượng hàng hóa tốt nhất khi di chuyển đường dài. Container lạnh được thiết kế chuyên biệt tương tự như tủ lạnh lớn có thể kiểm soát và duy trì bảo quản nhiệt độ của hàng hóa: thủy hải sản, trái cây, sữa,... 

Hiện nay, nhu cầu vận chuyển hàng bằng container lạnh được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao và có vị thế trong thị trường vận tải nhờ khả năng đảm bảo lưu thông hàng hóa ổn định với số lượng hoặc khối lượng lớn.

Không giống như các hình thức vận chuyển khác, vận chuyển hàng hóa bằng container lạnh là phương thức vận chuyển các mặt hàng đồng nhất để đóng vào một container. Yếu tố bắt buộc của vận chuyển hàng bằng container lạnh là hàng hóa phải giống nhau, bởi chúng cần phải được đảm bảo bảo quản cùng một nhiệt độ trong suốt quá trình di chuyển. Vận chuyển container lạnh được nhiều chuyên gia đánh giá là giải pháp vận chuyển hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời gian nhất hiện nay.

Có thể bạn chưa biết: Container lạnh chuyên chở loại hàng hóa nào

Vận chuyển hàng hóa dễ bị hư hỏng bằng container lạnh

Thế nào gọi là hàng hóa dễ hư hỏng?

Hàng hóa dễ hư hỏng là những mặt hàng có tính chất, trạng thái dễ bị biến đổi do chịu tác động của sự thay đổi về môi trường (nhiệt độ, độ ẩm,v.v..) hoặc thời gian. Với đặc tính riêng và tuổi thọ ngắn, những hàng hóa nếu không bảo quản đúng cách sau khi thu hoạch, đánh bắt, sản xuất,... thì chất lượng sẽ giảm rất nhanh.

Những mặt hàng dễ hư hỏng chủ yếu là thịt gia súc, gia cầm (thịt heo, thịt bò, thịt gà, thịt vịt,...) các loại thủy, hải sản (cá, tôm, cua, mực,...), sữa, trái cây, rau, củ quả, đồ ăn, thức uống đã chế biến, dược phẩm, hóa chất,...

Các mặt hàng hóa dễ hư hỏng

Các mặt hàng hóa dễ hư hỏng

Điều kiện cần và đủ để vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng 

Hầu hết hàng hóa bị hư hỏng thường xảy ra sau khi thu hoạch và phân phối sản phẩm, cho nên việc bảo quản hàng hóa dễ hư hỏng để đảm bảo được chất lượng, giá trị dinh dưỡng và độ tươi ngon là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, đòi hỏi người giao nhận phải cẩn thận trong việc đóng gói, xếp dỡ hàng hóa và có phương pháp bảo quản phù hợp. 

Do đó, để vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Chọn cách thức đóng gói và bảo quản hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, tùy vào tính đặc thù của hàng hóa dễ hư hỏng mà bạn có thể sử dụng các vật liệu đóng gói như: túi nilon, thùng xốp, thùng gỗ, thùng nhựa, hộp carton phủ sáp cùng các vật liệu hút nước và vật liệu giúp bảo quản nhiệt độ kèm theo như: đá gel, đá khô, khí hóa lỏng,... trong quá trình vận chuyển.

  • Chọn phương tiện chuyên dụng vận chuyển hàng hóa phù hợp, đáp ứng tiêu chuẩn và được trang bị đầy đủ thiết bị để đảm bảo nhiệt độ ổn định trong suốt chuyến đi. Cụ thể như:

    • Khả năng giữ lạnh: Có thể điều chỉnh nhiệt độ trong phạm vi từ -20 độ C đến +30 độ C, cung cấp nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình vận chuyển.

    • Khả năng cách nhiệt: Sử dụng vật liệu cách nhiệt phù hợp để tránh thất thoát nhiệt ra bên ngoài. Đồng thời, đảm bảo nhiệt độ, tác động của môi trường bên ngoài không gây ảnh hưởng đến hàng hóa được bảo quản bên trong.

    • Khả năng kiểm soát môi trường: Có chức năng kiểm soát môi trường bên trong bao gồm kiểm soát nồng độ CO2, O2, độ ẩm, v.v.. (Chỉ cần thiết đối với một số mặt hàng có yêu cầu về kiểm soát môi trường bảo quản)

  • Chọn hình thức vận chuyển phù hợp: Hiện nay có rất nhiều hình thức vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng. Cách thức tốt nhất để vận chuyển hàng hóa hư hỏng là đường hàng không. Do mỗi sân bay có một khu vực để xử lý hàng hóa dễ hỏng, nơi nhiệt độ được kiểm soát bằng cách sử dụng các buồng đông lạnh. Những khu vực này có nhân viên kiểm tra thường xuyên đảm bảo rằng hàng hóa luôn được giữ ở nhiệt độ tối ưu. Tuy nhiên, cách thức này có chi phí khá đắt đỏ nên có thể chọn hình thức vận chuyển hàng hóa bằng container lạnh thông qua đường bộ và đường biển hoặc vận chuyển bằng xe tải lạnh, xe tải gắn thùng bảo ôn bằng đường bộ. Bởi các phương tiện này đều được trang bị hệ thống làm lạnh, cho phép điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, có khả năng giữ nhiệt cao giúp giữ hàng hóa dễ hư hỏng luôn tươi ngon, chất lượng khi đến tay khách hàng.

Quy trình vận chuyển hàng dễ hư hỏng

Quy trình vận chuyển hàng dễ hư hỏng bằng container lạnh được thực hiện theo trình tự như sau:

Quy trình vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng bằng container lạnh

Quy trình vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng bằng container lạnh

Kiểm tra thiết bị và phương tiện trước khi khởi hành

Trước khi sắp xếp hàng hóa vào thùng container và khởi hành, nhân viên của đơn vị vận chuyển sẽ kiểm tra thiết bị, phương tiện container có bị hư hỏng không, độ ẩm bên trong đáp ứng theo tiêu chuẩn không,... để hạn chế được những sự cố như tai nạn, va chạm, rò rỉ nhiệt, môi trường không đáp ứng yêu cầu,... trong quá trình di chuyển. 

Kiểm tra, giám sát, theo dõi việc đóng hàng, xếp hàng

Ở bước này, bên đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành kiểm tra việc đóng gói hàng dễ hư hỏng có đảm bảo theo quy chuẩn hay không. Trong quá trình này, họ sẽ giám sát, theo dõi việc xếp hàng vào container xem có tạo độ thông thoáng để dòng khí lạnh luân chuyển bên trong hay không và có vượt quá đường chỉ đỏ phía trên hay vượt quá vị trí tại cửa ra vào không để đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng trong suốt quá trình vận chuyển.

Lập thủ tục nghiệm thu, bàn giao theo biểu mẫu, cùng hình ảnh 

Sau khi xếp hàng vào container, đơn vị vận chuyển sẽ lập thủ tục nghiệm thu, bàn giao hàng hóa dễ hư hỏng theo biểu mẫu cùng hình ảnh để khách hàng nắm.

Khởi hành phương tiện, vận hành và theo dõi tình trạng hoạt động của thiết bị làm lạnh trong suốt hành trình

Bước cuối cùng trong quy trình vận chuyển hàng dễ hư hỏng là khởi hành container. Trong quá trình vận chuyển phải thường xuyên theo dõi tình trạng hoạt động của các thiết bị làm lạnh. Nếu nhiệt độ có tăng giảm thất thường thì cần phải thông báo cho kỹ thuật viên có chuyên môn hoặc người quản lý để tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương án xử lý kịp thời, tuyệt đối không được tự ý điều chỉnh các thông số trên thiết bị lạnh vì có thể dẫn đến hư hỏng hàng hóa ngoài ý muốn.

Xem thêm: Ưu nhược điểm khi vận chuyển hàng hóa bằng container lạnh

Một số lỗi thường gặp của các thiết bị làm lạnh

Trong quá trình sử dụng, các thiết bị làm lạnh bị hư hỏng là điều không tránh khỏi. Dưới đây là một số lỗi thường gặp của các thiết bị làm lạnh trong container lạnh.

  • Nhiệt độ bên trong không giảm hoặc tự tăng lên: Khi trường hợp này xảy ra, cần kiểm tra lỗi trên hệ thống lạnh của container. Các lỗi có thể gây ra việc nhiệt độ không giảm xuống như: máy nén thiếu gas, máy nén bơm yếu, rò rỉ gas hệ thống, cảm biến nhiệt độ lỗi, dàn lạnh bám đá v.v… Khi gặp các lỗi liên quan đến hệ thống lạnh, việc cần phải làm đầu tiên là liên hệ với người quản lý hoặc chuyên viên kỹ thuật để được tư vấn khắc phục lỗi tạm thời và đưa container bị hư hỏng về khu vực sửa chữa gần nhất để khắc phục tình trạng hư hỏng (Lưu ý không nên kéo dài thời gian kể từ khi phát hiện ra hư hỏng).

  • Thiết bị ngưng tụ (dàn ngưng tụ) hoạt động kém do thường đặt ở nơi chịu tác động của mưa, bụi mà không có mái che. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến lớp bụi tích tụ ngày một nhiều, trở thành keo bám dính trên bề mặt ống khiến hiệu quả truyền nhiệt bị giảm sút. Để khắc phục, cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt thiết bị ngưng tụ bằng vòi xịt.

  • Container xuống độ chậm, yếu: Đây là hiện tượng phổ biến rất hay được thấy trong vận chuyển và thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau:

    • Hàng hóa trước khi đưa vào container chưa được làm mát hoặc làm lạnh đến nhiệt độ bảo quản cần thiết dẫn đến việc hệ thống lạnh container không thể đưa nhiệt độ hàng hóa xuống đến nhiệt độ cài đặt.

    • Cách sắp xếp hàng hóa dễ hư hỏng chưa hợp lý, làm cản trở luồng khí lưu thông, ảnh hưởng đến hiệu quả duy trì nhiệt độ.

    • Sử dụng bao bì đóng gói hàng hóa dễ hư hỏng không phù hợp.

    • Cài đặt nhiệt độ, thông số thiết bị bảo quản không phù hợp.

Một số loại container lạnh thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng

Để đảm bảo các mặt hàng hóa dễ hư hỏng giữ được chất dinh dưỡng, độ tươi, ngon trong quá trình vận chuyển bằng container lạng thì cần được bảo quản trong điều kiện môi trường và nhiệt độ thích hợp. Dưới đây là một số loại container lạnh được dùng để vận chuyển hàng dễ hư hỏng:

Các loại container lạnh dùng để vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng

Các loại container lạnh dùng để vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng

Container lạnh 10 feet

Ưu điểm của container lạnh 10 feet reefer (10FT RF) là đáp ứng tiêu chuẩn ISO 1D. Container lạnh này được làm từ thép Corten bảo đảm container có độ cứng cao và tính chống ăn mòn bởi môi trường biển tốt, rất an toàn trong quá trình vận chuyển và bảo vệ hàng hóa, có kích thước nhỏ gọn, dễ bốc xếp, dễ vận chuyển.

Vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng bằng container lạnh 10 feet

Container lạnh 10 feet

Thông số kỹ thuật:

  • Kích thước: 

    • Bên ngoài: Dài 2,991mm x Rộng 2,438mm x Cao 2,591mm.

    • Bên trong: Dài 2,392mm x Rộng 2,294mm x Cao 2,164mm.

  • Trọng lượng tổng: 10,000 kg.

  • Thể tích bên trong: 11.86 m3.

  • Chế độ bảo quản: Chế độ chạy đông và chế độ chạy mát.

  • Hệ thống lạnh: Carrier/Daikin/ThermoKing/Star-Cool.

  • Công suất: 10HP/6.5HP.

  • Chế độ điều khiển: Tự động.

  • Nhiệt độ vận hành: Từ -30oC đến +30oC.

  • Chế độ xả đá: Tự động hoặc tùy chỉnh theo thời gian.

  • Nguyên tắc xả đá: Xả đá bằng gas nóng/điện trở.

  • Phạm vi ứng dụng: Thích hợp cho bảo quản hàng đông lạnh, hàng hoa, củ quả, bảo quản hương liệu, dược liệu, trong quá trình di chuyển hoặc làm kho tại chỗ  đặc biệt phù hợp với nhu cầu của các công ty vận tải biển, các công ty vận tải đường dài, công ty dầu khí (tại các giàn khoan), các khách sạn, nhà hàng, các siêu thị, các công ty chế biến thủy hải sản, các công ty chế biến xuất nhập khẩu hoa, củ, quả, các công ty sản xuất dược phẩm, các công ty sản xuất rượu, bia v.v

Container lạnh 20 feet 

Container lạnh 20 feet được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay phục vụ cho việc vận chuyển đường xa với số lượng hàng hóa nhiều và cần được bảo quản ở nhiệt độ thấp như các thực phẩm tươi sống, dược phẩm, thuốc,...

Container lạnh 20 feet

Container lạnh 20 feet 

Thông số kỹ thuật:

  • Kích thước:

    • Bên ngoài: Dài 6,058mm x Rộng 2,438mm x Cao 2,591mm.

    • Bên trong: Dài 5,506mm x Rộng 2,294mm x Cao 2,273mm.

  • Trọng lượng tổng: 30,480 kg.

  • Thể tích bên trong: 28.4 m3.

  • Điện áp sử dụng: 380V/3 phase/50Hz hoặc 460V/3 phase/60Hz.

  • Công suất máy nén: 5.5 HP (4.125Kw) hoặc 10HP (7.50Kw) tùy model sử dụng.

  • Công suất làm lạnh của hệ thống lạnh ở nhiệt độ môi trường 37.8oC:

    • Nhiệt độ trong cont = 21oC/13.470Kw (46.000B/hr).

    • Nhiệt độ trong cont = 1.7oC/10.542Kw (36.000B/hr).

    • Nhiệt độ trong cont = - 17.8oC/6.273Kw (21.300B/hr).

  • Nhiệt độ cài đặt và vận hành:

    • Hệ thống lạnh Carrier: Từ +30oC đến -30oC.

    • Hệ thống lạnh Daikin: Từ +30oC đến -30oC.

    • Hệ thống lạnh Star Cool: Từ +30oC đến -30oC.

    • Hệ thống lạnh Thermo King: Từ +30oC đến -30oC.

  • Môi chất lạnh sử dụng: R134a/ R404a

  • Chế độ làm lạnh: Chạy đông/Chạy mát (Frozen mode/Chill mode).

  • Chế độ điều khiển: Tự động điều khiển (Auto control) 

  • Nguyên tắc làm lạnh: Gián tiếp thông qua dòng gió lưu thông đối lưu trong cont.

  • Chế độ xả đá: Bằng tay/Thời gian/tự động tùy chọn.

  • Hình thức đốt nóng xả đá: Bằng gas nóng/Điện trở đốt nóng.

Container lạnh 40 feet

Container lạnh 40 feet là loại container chiếm đến 85% khối lượng hàng hóa cần bảo quản lạnh và duy trì nhiệt độ ổn định theo yêu cầu vận chuyển hoặc lưu kho. Loại container này được chọn làm thiết bị vừa chứa hàng, vừa làm lạnh bởi chúng có khả năng chuyên chở hàng khối lượng lớn được yêu cầu bảo quản ở 1 mức nhiệt độ nhất định.

Ngoài ra, chúng còn tiếp nhận cùng lúc nhiều loại hàng hóa cần bảo quản ở nhiều nhiệt độ khác nhau vì hệ thống lạnh được thiết kế bổ sung nhiều chức năng.

Container lạnh 40 feet

Container lạnh 40 feet

Thông số kỹ thuật:

  • Kích thước:

    • Bên ngoài: Dài 12,192mm x Rộng 2,438mm x Cao 2,896mm.

    • Bên trong: Dài 11,590mm x Rộng 2,294mm x Cao 2,554mm.

  • Trọng lượng tổng: 34,000 kg.

  • Thể tích bên trong: 67.9 m3.

  • Công suất điện năng tiêu thụ của hệ thống lạnh: Từ 5.5HP (4,1Kw) tới 10HP (7.5Kw) tùy thuộc vào thiết kế của từng hãng sản xuất ra hệ thống lạnh container.

  • Chế độ điều khiển: Tự động.

  • Phạm vi nhiệt độ cài đặt và  nhiệt độ vận hành trong khoảng: 

    • Hệ thống lạnh Star Cool, Carrier và Daikin: Từ -30⁰C đến +30⁰C.

    • Hệ thống lạnh Thermo King: Từ +30⁰C đến -40⁰C và +30⁰C tới -70⁰C.

  • Phạm vi sử dụng: Tất cả các container lạnh ngoài chức năng có thể tiếp nhận và bảo quản các loại hàng hóa như một chiếc container khô thông thường, nhưng được thiết kế và chế tạo đặc biệt nên tất cả các loại container lạnh đều có công năng sử dụng để bảo quản và chuyên chở hàng hóa cần duy trì nhiệt độ và độ lạnh ổn định suốt trong thời gian lưu kho và quá trình vận chuyển lưu thông. 

Các yếu tố cần lưu ý khi vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng bằng container lạnh

Khi vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng bằng container lạnh cần chú ý 2 yếu tố sau:

Về seal

Khi làm hàng tại kho CFS, chì phải được kẹp ngay sau khi xếp hàng vào container và ghi lại số seri trên tất cả các chứng từ vận chuyển. Điều đặc biệt là phải đảm bảo nơi kẹp chì vào các container lạnh và các chi tiết được ghi lại, chì sẽ được kiểm tra xem có dấu hiệu can thiệp đến bãi container không.  

Hoạt động nhập khẩu vào Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản chỉ được phép nếu kẹp chì còn nguyên vẹn khi hàng hóa đến, do đó cần phải xác nhận rằng hàng hoá không bị “tác động bên ngoài” trong suốt quá trình vận chuyển. Tại cảng, tàu hoặc đại lý của tàu phải xác nhận lại an ninh của tất cả các kẹp chì đó và phải được ghi vào các chứng từ kèm theo.

Đối với hàng hoá được phân loại và dán nhãn là “Quick Frozen”, yêu cầu duy trì nhiệt độ chính xác từ điểm sản xuất trước khi người chở nhận hàng. Trong trường hợp này, người chuyên chở phải có bằng chứng về việc bảo dưỡng nhiệt độ trước đó.

Về hàng hóa

Về hàng hóa có thể chia thành 2 loại: mát và đông lạnh. 

  • Hàng hóa mát như trái cây, rau, củ, quả,... cần bảo quản ở nhiệt độ tối thiểu thường không thấp hơn -1.1ºC (30ºF).

  • Hàng hóa  đông lạnh như thịt, cá, hải sản,... thường được vận chuyển ở nhiệt độ dưới 18ºC (0ºF).

Tuy nhiên, cả 2 loại hàng hóa này đều dễ hư hỏng nên cần được bảo quản trong điều kiện tốt nhất trong quá trình vận chuyển. 

Khi vận chuyển hàng hóa làm mát, hệ thống lạnh được cài đặt hở gió, một số trường hợp ngoại lệ thường giới hạn như: thịt, socola, sản phẩm từ sữa, hóa chất,...

Một số hàng hóa yêu cầu về việc kiểm soát độ ẩm thì đơn vị làm lạnh cần giảm độ ẩm trong không gian vận chuyển hàng hóa. Nếu tăng độ ẩm thì nên kết hợp với bồn chứa nước và các yêu cầu vệ sinh đặc biệt để tránh làm hư hỏng hàng hóa.

Tiến hành sắp xếp hàng hóa trong container lạnh

Việc sắp xếp hàng hóa trong container lạnh cần một quy trình và phương thức cụ thể. Bởi vì container lạnh cần phải được thiết lập chế độ chạy lạnh công phu và phức tạp. Do đó, việc nắm bắt được những quy tắc sắp xếp hàng hóa dễ hư hỏng vào container lạnh giúp đảm bảo được chuyến hàng vận tải container lạnh thành công.

Cách sắp xếp hàng hóa trong container lạnh

Cách sắp xếp hàng hóa trong container lạnh

Quy tắc sắp xếp hàng hóa dễ hư hỏng vào container lạnh như sau:

  • Khi sắp xếp hàng hóa không được vượt quá đường đỏ đã đánh dấu trong container hoặc chỉ được xếp thấp hơn vạch đỏ. Điều này giúp cho việc tạo ra luồng khí lạnh lưu thông ở bên trong. Nếu sắp xếp hàng hóa quá chặt hoặc quá khít sẽ khiến cho các luồng khí lạnh không có đủ điều kiện làm lạnh hàng hóa, từ đó hàng hóa dễ bị hư hỏng.

  • Hàng hóa xếp vào container phải đúng với nhiệt độ quy định. Cho nên, người đóng hàng phải đóng hàng thành một khối vững chắc, không có không gian giữa khối hàng và vách container. Khi vận chuyển hàng đông lạnh thì phải luôn đóng kín cửa hệ thống thông gió không khí.

  • Điều quan trọng nữa là hàng hóa phải đảm bảo bao phủ toàn bộ diện tích sàn, không vượt qua giới hạn các thanh sàn chữ “T” để tránh gây cản trở đối lưu không khí bên trong và tạo điều kiện cho luồng khí lạnh bên trong container hoạt động hiệu quả. Nếu sử dụng container lạnh có kích thước lớn mà khối lượng hàng hóa nhỏ hơn không gian bên trong container thì hàng hóa phải được sắp xếp ở độ cao thống nhất. 

*** Có thể bạn đang quan tâm: CBM là gì? Cách tính CBM hàng sea

Kiểm tra hàng hóa dễ bị hư hỏng trong container lạnh

Hàng hóa dễ hư hỏng trước khi xếp vào trong container lạnh cần phải kiểm tra kỹ. Đối với mặt hàng trái cây, rau, củ, quả thì phải kiểm tra xem có hư hỏng gì không. Ví dụ như nấm mốc, khô héo, vỏ bị bong tróc, mềm dập hoặc có mùi lạ. Đối với hàng đông lạnh thì cần kiểm tra có mùi lạ không, màu sắc, hương vị có biến đổi không.

Ngoài ra, còn phải kiểm tra khay, hộp carton, bao bì đóng gói hàng hóa kỹ lưỡng để bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển đường dài.

Trên đây là những thông tin về vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng bằng container lạnh mà Cái Mép Group vừa chia sẻ. Nếu quý khách có nhu cầu thuê container lạnh thì hãy liên hệ với Cái Mép Group để được nhân viên tư vấn và báo giá chi tiết nhé!

 

Thông tin khác

Thời gian nên bảo dưỡng kho lạnh để đảm bảo hiệu quả về công suất

Thời gian nên bảo dưỡng kho lạnh để đảm bảo hiệu quả về công suất

Doanh nghiệp lưu ý bảo dưỡng và bảo trì định kỳ kho lạnh để đảm bảo kho hoạt động tốt, nâng cao năng suất, tuổi thọ và tránh trường hợp xấu có thể xảy ra.

Bí kíp giúp xử lý tình trạng đóng băng ở trong kho lạnh hiệu quả

Bí kíp giúp xử lý tình trạng đóng băng ở trong kho lạnh hiệu quả

Kho lạnh sau một khoảng thời gian sử dụng sẽ xảy ra một số vấn đề làm cho người tiêu dùng lo lắng và tình trạng đóng băng là hiện tượng phổ biến nhất.

Tại sao nên lắp kho lạnh bảo quản thay thế tủ lạnh và tủ đông?

Tại sao nên lắp kho lạnh bảo quản thay thế tủ lạnh và tủ đông?

Kho lạnh được lắp đặt, thiết kế và sử dụng hệ thống dàn lạnh công nghiệp với nhiệt độ lạnh thích hợp để có thể điều chỉnh nhiệt độ bảo quản tốt hơn.

Bảo quản bia hơi bằng kho lạnh giúp lưu giữ hương vị trọn vẹn

Bảo quản bia hơi bằng kho lạnh giúp lưu giữ hương vị trọn vẹn

Kho lạnh bảo quản bia hơi sẽ giúp lưu giữ được hương vị, đảm bảo mang lại cho người tiêu dùng loại bia tươi ngon và chất lượng nhất.

Những thông số và yêu cầu chi tiết khi tiến hành thiết kế kho lạnh

Những thông số và yêu cầu chi tiết khi tiến hành thiết kế kho lạnh

Bạn muốn thiết kế một hệ thống kho lạnh vận hành trơn tru thì việc xem xét thật kỹ các thông số và đảm bảo những yêu cầu chi tiết là hết sức quan trọng.

Kho lạnh trữ đông và những điều cần biết khi sử dụng kho lạnh

Kho lạnh trữ đông và những điều cần biết khi sử dụng kho lạnh

Kho lạnh trữ đông quan trọng trong bảo quản hàng hóa và giữ các mặt hàng duy trì tối đa thời gian sử dụng với sự tươi ngon và chất lượng như ban đầu.